Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.

Affiliate Marketing

Marketing luôn là giải pháp bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp nào khi muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu cao hơn nữa thì cũng đều áp dụng hình thức này. Nhưng Marketing như thế nào là hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí thì vẫn đang là một bài toán khá khó dành cho các Marketer. Vì vậy, hình thức Marketing tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing ra đời, nhằm giúp giải quyết bài toán khó khăn này cho các doanh nghiệp trong quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Tiếp thị liên kết là gì? Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing là gì?
Tiếp thị liên kết là gì? Affiliate Marketing là gì?

Tiếp thị liên kết là gì? Affiliate Marketing, hay còn được biết đến là tiếp thị liên kết, là một phương pháp tiếp thị trực tuyến phổ biến được sử dụng bởi các doanh nghiệp để tăng doanh số bán hàng và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Trong mô hình này, các doanh nghiệp hợp tác với các đối tác tiếp thị (affiliate) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua các kênh truyền thông trực tuyến của đối tác.

Mô hình Affiliate Marketing hoạt động theo cách sau: doanh nghiệp cung cấp cho đối tác tiếp thị các liên kết đặc biệt hoặc mã theo dõi để theo dõi việc chuyển đổi từ lượt xem thành giao dịch. Khi người tiêu dùng nhấp vào liên kết hoặc mã theo dõi và thực hiện một giao dịch mua hàng, đối tác tiếp thị sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ doanh nghiệp.

Đối với các đối tác tiếp thị, Affiliate Marketing cung cấp cơ hội kiếm tiền từ việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà họ hợp tác. Họ không cần phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, mà chỉ cần tập trung vào việc quảng cáo và tiếp thị để thu về lợi nhuận.

Trong bối cảnh thị trường tiếp thị trực tuyến ngày càng cạnh tranh, Affiliate Marketing đang trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng cường doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu. Với sự hợp tác giữa doanh nghiệp và đối tác tiếp thị, mô hình này đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên và giúp họ cùng nhau phát triển trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Xem thêm: Mách nhỏ bạn 5 cách xây dựng gian hàng Shopee có nhiều người mua hơn

Ưu & Nhược điểm mô hình tiếp thị liên kết là gì?

Ưu Nhược điểm mô hình tiếp thị liên kết là gì?
Ưu & Nhược điểm mô hình tiếp thị liên kết là gì?

Ưu điểm

  • Chi phí bán hàng thấp

Đối với mô hình bán hàng tiếp thị liên kết này thì các Publisher hầu như là sẽ không mất chi phí để đăng ký tham gia bán hàng cho các doanh nghiệp.

  • Không cần phải có sản phẩm

Mô hình bán hàng này rất tiện lợi vì các Publisher không cần phải nhập sản phẩm dự trữ thì mới có thể bán hàng được. Việc mà cần làm để bán được nhiều hàng chính là vận dụng những khả năng Marketing của bản thân để có thể bán được nhiều đơn hàng và tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng. Không cần sản phẩm trong tay nhưng các Publisher vẫn có thể bán được hàng cho người tiêu dùng và nhận được hoa hồng từ các nhà Advertiser khi đơn hàng đã được đặt thành công.

  • Thuận tiện và linh hoạt

Công việc này không đòi hỏi các Publisher phải có thời gian và nơi chốn làm việc cố định. Các Publisher có thể tự do lên kế hoạch về thời gian và nơi chốn làm việc miễn sao vẫn đạt được hiệu quả mà bản thân mong muốn. 

  • Tạo nhiều nguồn thu nhập thụ động

Hình thức bán hàng này sẽ giúp cho các Publisher dễ dàng kiếm được nhiều nguồn thu nhập từ các Advertiser. Và ngay cả khi ngủ thì các bạn vẫn có thể kiếm tiền được bởi vì công việc này hoạt động liên tục 24/7 trên nền tảng Internet. Chỉ cần khách hàng vào xem các đường liên kết sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang quảng bá và tiến hàng các hành động hoàn mua hàng, đăng ký dịch vụ là bạn đã nhận được hoa hồng thành công từ Advertiser rồi.

  • Không cần phải lo ngại về vấn đề vận chuyển, đóng gói, đổi trả sản phẩm

Khi tham gia vào mô hình bán hàng tiếp thị liên kết này, việc bạn phải quan tâm chính là phải làm Marketing như thế nào mới có thể tiếp cận tốt đến khách hàng và tạo nên những đơn hàng để tăng thu nhập về cho bản thân. Mọi việc liên quan đến đóng gói hàng hóa, vận chuyển hoặc đổi trả thì đã có các Advertiser quản lý rồi nên bạn không cần lo lắng về các vấn đề này nữa.

  • Dễ triển khai

Hình thức bán hàng này vô cùng đơn giản không cần yêu cầu về bạn phải bằng cấp hoặc trình độ cao mới có thể làm được. Chỉ cần bạn có sự cố gắng và luôn không ngừng trau dồi kiến thức để có để đưa ra những nội dung quảng bá hấp dẫn thu hút khách hàng.

  • Giá cả tối giản

Vì đây là mô hình bán hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp nên giá cả sẽ dễ cạnh tranh hơn so với các hình thức mua sản phẩm về và bán lại. Giá cả tối giản sẽ giúp cho các Publisher dễ dàng có được đơn hàng nhiều hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.

  • Tạo được nhiều mối quan hệ mới

Không những kiếm được nguồn thu nhập tốt mà bên cạnh đó các Publisher còn có nhiều cơ hội tăng thêm những mối quan hệ tốt. Cùng nhau chia sẻ kiến thức, khó khăn trong công việc hoặc cuộc sống để từ đó có thể phát triển bản thân theo hướng tốt hơn và có thể sáng tạo những cách quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mới lạ hơn đến với khách hàng.

Nhược điểm

  • Khả năng cạnh tranh cao

Đây là mô hình bán hàng mà không cần chi phí đăng ký vẫn có thể tham gia vì vậy số lượng Publisher đăng ký là rất lớn. Rất nhiều người cũng đang quảng bá sản phẩm, dịch vụ giống bạn, họ cũng có thể là những người có độ ảnh hưởng cao hơn cả bạn. Vì vậy trong môi trường này nếu muốn kiếm được nhiều hoa hồng cao từ các đơn hàng thì các Publisher phải luôn đầu tư, sáng tạo nên các hình thức quảng bá mới mẻ để có thể tăng được nguồn thu nhập cũng như cạnh tranh với các Publisher khác.

  • Cần nhiều thời gian

Công việc nào khi bắt tay vào làm cũng cần một khoảng thời gian mới có thể thích nghi và phát triển tốt được. Muốn làm tốt công việc này thì yêu cầu các Publisher phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và tìm được nguồn khách hàng tiềm năng. Khi đó mới có thể tiến hành quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiệu quả được.

Các chủ thể trong tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing

Các chủ thể trong tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing
Các chủ thể trong tiếp thị liên kết

Trong mô hình bán hàng tiếp thị liên kết này bao gồm sự tham gia của 03 nhóm đối tượng chính:

Affiliate Publisher / Affiliate Creator

Là một cá nhân, tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bên Advertiser thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok,..hoặc trên website, blog cá nhân nhằm mục đích nhận được tiền hoa hồng từ các Advertiser. Gồm 5 liên kết điển hình được nhiều Publisher sử dụng:

  • Tiếp thị liên kết bằng cách hoàn tiền: áp dụng theo hình thức này thì các Publisher sẽ dễ dàng nhận được lợi nhuận cao vì tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng khá cao so với các hình thức khác.
  • Tiếp thị liên kết bằng nội dung: Publisher sẽ xây dựng nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu sau đó sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi mang nội dung quảng cáo như biểu ngữ, content quảng cáo hoặc đánh giá sản phẩm, dịch vụ.
  • Tiếp thị liên kết bằng cách phát hành phiếu giảm giá: Khuyến khích những khách hàng mua hàng online sử dụng những mã khuyến mãi trong quá trình mua sắm để có thể giảm được chi phí đơn hàng đáng kể. Từ đó các Publisher sẽ nhận được hoa hồng thông qua liên kết.
  • Tiếp thị liên kết tổng hợp: theo hình thức này thì khách hàng sẽ nhận được những đề xuất sản phẩm liên quan khi họ tiến hàng đặt một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Với cách tiếp thị này thì các Publisher có nhiều cơ hội bán được nhiều sản phẩm hơn.
  • Tiếp thị liên kết bằng thiết bị di động: Các Publisher tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng di động như gửi thông báo những nội dung của sản phẩm, dịch vụ. Thông qua đó họ sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng đang nhắm đến.

Affiliate Advertiser / Merchant 

Nhóm đối tượng này là những doanh nghiệp, công ty đang sở hữu sản phẩm, dịch vụ ( Hay còn gọi là “nhà quảng cáo”) và đang có nhu cầu muốn đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp vận với người tiêu dùng. Họ sẵn sàng chi trả các chi phí để có thể thuê được những cá nhân, tổ chức có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ thông qua các kênh bán hàng Marketing Online.

Affiliate End User

Người tiêu dùng là những người có những hành động bấm vào các đường liên kết từ các Publisher sau đó tiến hàng mua hàng hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ. Khoản hoa hồng mà Advertiser trả cho Publisher là được dựa trên số lượng người tiêu dùng mà Publisher chuyển đổi về cho doanh nghiệp.

Các mô hình trong Affiliate Marketing

Các mô hình trong tiếp thị liên kết
Các mô hình trong tiếp thị liên kết

Affiliate Marketplace

Affiliate Marketplace được hiểu đơn giản là tiếp thị liên kết trên “chợ” thương mại điển tử cho các cá nhân, doanh nghiệp đều có thể tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Mô hình “chợ” thương mại điện tử này thường dễ dàng bắt gặp trên các website thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee,..

Affiliate Network

Affiliate Network được gọi là mạng lưới tiếp thị liên kết, là nơi trung gian đứng giữa để làm cầu nối cho Publisher và Advertiser để có thể tiếp thị liên kết các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó nó còn đóng vai trò là cầu nối giữa những người cần quảng cáo sản phẩm và những người có khả năng quảng cáo hiệu quả. 

Mạng lưới này rất phù hợp cho những Advertiser – có sản phẩm nhưng đang cần nguồn lực để tiếp thị và những Publisher – những người có khả năng tiếp thị nhưng lại không có sản phẩm, dịch vụ cho riêng họ. Affiliate Network sẽ là một trung gian hỗ trợ đắc lực về nguồn data khách hàng dồi dào để có thể đưa sản phẩm tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng và giúp tăng doanh thu của Advertiser cũng như là hoa hồng cho các Publisher. 

Thông qua Affiliate Network các Publisher sẽ hoàn toàn yên tâm về các khoản chiếc khấu hoa hồng kiếm được, vì nó sẽ đảm bảo quyền lợi và tính minh bạch cho cả hai bên, đồng thời sẽ đưa ra những phát quyết khi có xung đột xảy ra.

Affiliate Marketing Platform

Affiliate Marketing Platform là hình thức tiếp thị liên kết dựa trên hiệu quả triển khai của mô hình CPA (Cost Per Action). Theo đó, các Advertiser chỉ trả phí dựa trên mỗi hàng động thành công từ người mua hàng như đặt đơn hàng thành công, hoàn thành mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ,..

Nền tảng tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing Platform là đơn vị trung gian giúp kết nối giữa các Advertiser và Publisher, thông qua các nền tảng đo lường và báo cáo chuyển đổi minh bạch theo thời gian thực. Tham gia hợp tác với mô hình này, Publisher sẽ nhận được những chiếc khấu hoa hồng hấp dẫn trên mỗi chuyển đổi từ Affiliate Platform.

Các nền tảng chợ tiếp thị liên kết phổ biến Việt Nam

Các nền tảng chợ tiếp thị liên kết phổ biến Việt Nam
Các nền tảng chợ tiếp thị liên kết phổ biến Việt Nam

AccessTrade

Đây là một nền tảng tiếp thị liên kết phổ biến lớn nhất Việt Nam với số lượng người tham gia vô cùng đông đảo. Nền tảng này hoạt động dựa trên mô hình CPA (Cost Per Action) có nghĩa là tính tiền trên mỗi hành động của khách hàng trên đường dẫn liên kết như mua hàng, đăng ký dịch vụ hoặc form khảo sát. Access Trade rất đa dạng ngành hàng nên rất phù hợp các các Publisher hoạt động và hiện tại đang thu hút hơn 600,000 Publisher tham gia mỗi ngày. 

Chính sách hoa hồng của Access Trade cũng khá cao, có thể lên đến 20% so với các nền tảng tiếp thị liên kết khác.

Về việc thanh toán của Access Trade cho các Publisher cũng vô cùng nhanh chóng, chỉ cần mức hoa hồng từ 200,000 VNĐ trở lên là bạn sẽ được nhận tiền vào ngày 15 hàng tháng.

Tiktok Shop

Một nền tảng tiếp thị liên kết mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng lại được đông đảo các Publisher đăng ký tham gia đó là Tiktok Shop. Với nền tảng này, cho phép các Publisher chỉ đặt 1 liên kết tiếp thị ở phần Bio giới thiệu kênh duy nhất để điều hướng liên kết sang Affiliate khác.

Để có thể kiếm được nhiều hoa hồng từ việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ thì yêu cầu các Publisher phải có tính sáng tạo trong nội dung và cách làm video bắt mắt mới có thể đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận dễ dàng hơn đến người tiêu dùng.

Về cách thanh toán hoa hồng của Tiktok Shop sẽ là sau khi người mua hàng xác nhận đã nhận hàng thành công thì sang ngày hôm sau Tiktok Shop sẽ chuyển khoản số tiền hoa hồng bạn nhận được vào tài khoản. 

Shopee

Shopee Affiliate là chương trình hợp tác bán hàng giữa Shopee và những cá nhân, tổ chức đang sở hữu website, các nền tảng ứng dụng hoặc có sức ảnh hưởng lớn trong các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youter, Tiktok,..sau đó sẽ chi trả các khoản hoa hồng cho các đối tác khi khách hàng thực hiện mua sản phẩm, dịch vụ thành công.

Các Publisher sẽ nhận được hoa hồng khi bán hàng thành công thông qua website Shopee hoặc là nền tảng ứng dụng Shopee. Mức hoa hồng sẽ dao động khoản 10 -13% trên một sản phẩm, cũng được xem là khá cao so với mặt bằng chung hiện nay.

Đây được xem là một trong những sàn thương mại lớn có quy mô ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy sở  hữu một website, nền tảng hoặc trang mạng xã hội có lượng tương tác và theo dõi khá cao sẽ giúp cho bạn kiếm được nhiều thu nhập hơn khi tham gia công việc tiếp thị liên kết trên Shopee.

Lazada

Lazada – Một cái tên quen thuộc với mọi người Việt Nam không thể bỏ qua khi nhắc đến mô hình bán hàng tiếp thị liên kết. Sàn Lazada có đầy đủ tất cả các sản phẩm và ngành hàng, các Publisher chỉ cần chọn ra những sản phẩm mà mình có chuyên môn tốt nhất để tiếp thị liên kết để có thể đạt được hiệu quả cao.

Về  phần chiết khấu hoa hồng cũng không cao hơn các sàn khác nhưng về khả năng chốt đơn hàng thì khá cao, không được nhiều chiết khấu về hoa hồng nhưng được số lượng đơn hàng cao cũng sẽ giúp các Publisher kiếm được nguồn thu nhập kha khá.

Bên cạnh đó Lazada Affiliate sẽ thường diễn ra các chương trình có mức hoa hồng lên đến 13% sẽ giúp cho các Publisher bán được nhiều đơn hàng hơn và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Các nguồn đem lại traffics trong tiếp thị liên kết

Các nguồn đem lại traffics trong tiếp thị liên kết
Các nguồn đem lại traffics trong tiếp thị liên kết

Website

Hình thức Affiliate Marketing này yêu cầu các Publisher phải có riêng cho mình 1 hoặc nhiều website hoặc Blog cá nhân. Sau đó sẽ tiến hành xây dựng những nội dung hữu ích có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang muốn đến khách hàng. Bên cạnh đó những bài viết thì chưa đủ phải đảm bảo nội dung chuẩn SEO, thu hút và lôi cuốn mới có thể tăng vị trí trên Top google từ đó sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiêu dùng hơn.

Các link Affiliate Marketing sẽ được các Publisher chèn vào những nội dung, hình ảnh, hoặc banner trang chủ để khách hàng dễ tiếp cận hơn. Khi khách hàng tiến hành nhấp vào link và thực hiện các thao tác như đặt hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ,..thì các Publisher sẽ nhận được hoa hồng từ các Advertiser.

Niche Site / Authority site 

Niche Site là mô hình tiếp thị liên kết bằng cách xây dựng website để quảng bá sản phẩm, dịch vụ thuộc một lĩnh vực nhỏ bằng cách giới thiệu các link của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,..để nhận được hoa hồng khi khách hàng nhấp vào link để thực hiện hành động đặt hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Đối với mô hình này thì quy mô nhỏ hẹp hơn rất nhiều nói dễ hiểu hơn thì Publisher chỉ tập trung quảng bá một vài sản phẩm nhất định trên website của mình.

Authority Site cũng chính là Niche Site tuy nhiên quy mô thì rộng hơn và cần có thời gian lâu hơn với có thể được gọi là “Authority”. Nội dung chủ yếu trong mô hình này là phát triển chi tiết hơn những nội dung của một chủ đề nhỏ trong một lĩnh vực cụ thể lớn hơn.

Khi Authority Site của bạn đủ lớn mạnh sẽ giúp bạn kiếm được nhiều nguồn thu nhập hơn như tiếp thị liên kết, tự kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của bản thân, tạo nên thương hiệu cá nhân riêng biệt,..

Product Launch

Product launch được hiểu là những dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường của một doanh nghiệp và đang rất cần sự hợp tác từ các Publisher để có thể đưa sản phẩm tiếp cận đến với khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu sản phẩm tốt hơn. 

Hình thức này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, có thể là 7 ngày hoặc 1 tháng. Tuy là sản phẩm mới tung ra thị trường thì độ tiếp cận đến khách hàng hơi khó hơn các sản phẩm khác vì đó là những sản phẩm mới vậy nên chiết khấu hoa hồng của chiến dịch này thì phải nói là rất cao có thể lên đến 70 – 80% cho một sản phẩm đã bán thành công để có thể thu hút được các Publisher đăng ký quảng bá.

Thông thường Product Launch hiện nay thường được chia làm 2 loại:

  • Physical Product (sản phẩm vật lý): là những sản phẩm có thể cầm nắm, sử dụng cho các mục đích hằng ngày của người dùng.
  • Digital Product (sản phẩm số): là những sản phẩm mang tính chất là cung cấp dịch vụ có thể là mua thêm dung lượng đám mây,…

Chạy quảng cáo 

Việc chạy quảng cáo sẽ giúp cho các Publisher quảng bá sản phẩm được đúng đối tượng đang có nhu cầu giúp tăng doanh thu hoa hồng lên đáng kể. Các Publisher sẽ tiến hành quảng cáo trên các nền tảng như Facebook Ads, Tiktok Ads, Google Ads vì nguồn khách hàng trên những nền tảng này là vô tận.

Với hình thức này thì yêu cầu các Publisher phải có kiến thức cơ bản để có thể chạy quảng cáo đạt được hiệu quả cao mà không mất quá nhiều chi phí cho Ads.

Xây kênh Videos

Xu hướng của người dùng hiện nay thường thích xem những video hơn là phải bỏ nhiều thời gian để đọc các bài viết quảng cáo sản phẩm, vì khi xem video họ sẽ cảm thấy sản phẩm sinh động hơn nhiều so với hình ảnh. Vì vậy việc xây dựng một kênh video trên Youtube sẽ giúp các Publisher dễ dàng đưa các tiếp thị liên kết đến với người xem hơn.

Với hình thức này, các Publisher sẽ tiến hành quay các video để đánh giá sản phẩm, dịch vụ sau đó sẽ để đường link sản phẩm bên dưới video rồi sẽ khơi gợi người xem tiến hàng CTA để chuyển hướng về các website của các Advertiser, lúc đó thì các Publisher sẽ nhận được hoa hồng từ những đơn hàng đã đặt mua thành công.

Xây dựng cộng đồng trên mạng xã hội

Công nghệ thông tin ngày càng một phát triển kéo theo các nhóm cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng tăng theo vì mục đích của người tham gia là giao lưu, kết nối và chia sẻ những thông tin hữu ích trong cuộc sống hằng ngày. Thấy được môi trường kinh doanh tiềm năng này nên hầu như các doanh nghiệp nào cũng đang sử dụng mạng lưới Social Media này để có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của chính họ.

Các Publisher cũng nắm bắt được cơ hội tốt này nên sẽ tự tạo những nhóm về chia sẻ, đánh giá sản phẩm để khách hàng mục tiêu thấy được những điểm tốt và chưa tốt về sản phẩm, dịch vụ để có thể cân nhắc mua sắm dễ hơn. Những nội dung chia sẻ hữu ích sẽ giúp bạn có được niềm tin hơn của khách hàng, từ đó sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn.

Phát triển cộng tác viên tiếp thị liên kết

Phát triển cộng tác viên tiếp thị sẽ giúp bạn có được nhiều nguồn thông tin hữu ích về những xu hướng của khách hàng đang muốn ở thời điểm hiện tại. Các cộng tác viên tiếp thị liên kết là những người am hiểu về một khía cạnh cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều so với một doanh nghiệp. Vì vậy để có thể tăng được doanh số cao hơn cũng như tăng lượng khách hàng hơn nữa thì nên phát triển không ngừng những cộng tác viên tiềm năng để có thể đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.

Livestream làm tiếp thị liên kết

Livestream làm tiếp thị liên kết đang là một hình thức được nhiều Publisher ưa chuộng vì nó mang lại hiệu quả bán hàng cao làm tăng nguồn thu nhập lên đáng kể. 

Để có thể tiếp thị liên kết bằng hình thức này yêu cầu Publisher phải có kỹ năng, kiến thức về canh chỉnh âm thanh, ánh sáng và phải có kịch bản live cuốn hút thì mới có thể có nhiều lượt xem từ khán giả.

Đa số khách hàng khi xem Livestream sẽ dễ dàng quyết định mua hàng hơn là so với việc xem sản phẩm trên các gian hàng. Bởi vì khi live thì khách hàng sẽ được nhìn rõ được sản phẩm cũng như thấy được những tính năng hữu ích và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn. 

Đối với hình thức này, các Publisher không chỉ nhận được những khoản hoa hồng từ những đơn hàng thành công mà còn giúp họ có được những lợi ích đáng kể như: 

– Tăng thêm lượng Follow về trang cá nhân.

– Tăng khách hàng tiềm năng.

– Giúp tương tác dễ dàng hơn với khách hàng để hiểu rõ được những nhu cầu mà khách hàng đang muốn.

Các hình thức tính phí trong tiếp thị liên kết

Các hình thức tính phí trong tiếp thị liên kết
Các hình thức tính phí trong tiếp thị liên kết

Khi khách hàng đã tiến hành đặt hàng thành công thì lúc này các Advertiser sẽ chi trả các phần chiết khấu đơn hàng cho Publisher. Trong mô hình tiếp thị liên kết thường có 08 cách thức tính chi phí được sử dụng nhất hiện nay:

  • CPA – Cost Per Action: hình thức tính chi phí này dựa trên hành vi của người dùng, đây được xem là hình thức tính quảng cáo tối ưu nhất cho các Publisher. Các Advertiser chỉ tiến hành chiết khấu hoa hồng khi khách hàng đã thực hiện một hành động cụ thể như đặt hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,…
  • CPS – Cost Per Sale: hình thức này thì các Publisher chỉ được nhận chiết khấu hoa hồng khi người mua hàng hoàn tất giao dịch bằng cách thực hiện thanh toán cho đơn hàng thành công và xác nhận qua liên kết của Publisher.
  • CPL – Cost Per Lead: về hình thức tiếp thị liên kết này thì các Publisher sẽ được nhận hoa hồng khi khách hàng tiến hành điền Form thông tin, sau đó sẽ được bên Advertiser xác nhận, kiểm chứng hợp lệ thì mới bắt đầu tính hoa hồng.
  • CPQL – Cost Per Quality Lead: cũng chính là CPL tuy nhiên hình thức này yêu cầu phải đáp ứng đúng thông tin và các tiêu chí mà bên Advertiser đưa ra thì lúc này các Publisher mới được tính chiết khấu hoa hồng.
  • CPO – Cost Per Order: Với cách tính này thì các nhân viên bên Advertiser sẽ tiến hành gọi điện xác nhận các đơn đặt hàng khi khách hàng đã hoàn tất bước mua hàng. Lúc này các Publisher sẽ nhận được các khoản chiết khấu hoa hồng mà không cần phải đợi đến lúc khách hàng hoàn tất nhận hàng và giao dịch thanh toán.
  • CPI – Cost Per Install: hình thức này được tính dựa vào các đơn đặt hàng thành công dựa trên các app của Advertiser thì các Publisher sẽ nhận được phần chiết khấu từ đơn hàng.
  • CPC – Cost Per Click: theo hình thức này thì các Publisher sẽ nhận được hoa hồng dựa vào số lần nhấp chuột vào đường dẫn liên kết của khách hàng. Tuy nhiên hình thức này dễ xảy ra các vấn đề gian lận nên thường sẽ được ít Advertiser áp dụng.
  • CPM – Cost Per Thousand Impressions: được hiểu là số tiền mà Advertiser sẽ trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo đến với khách hàng. Khách hàng sẽ nhấp vào các quảng cáo và dẫn về trang đích của các Advertiser mong muốn hướng đến.

Trên đây là những nội dung về mô hình bán hàng Affiliate Marketing mà Admatrix đã tổng hợp được sẽ hữu ích cho bạn đọc. Và mong rằng sẽ giúp bạn tự tin hơn để có thể trở thành một Publisher chuyên nghiệp để có thể tăng thêm được nguồn thu nhập từ công việc kiếm tiền online này. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix