Google Merchant Center là gì? Cài đặt và tối ưu danh mục sản phẩm

Xac minh tai khoan quang cao Google 1
Trước khi bắt tay vào việc lên Chiến dịch quảng cáo mua sắm Google Shopping Ads, nhà quảng cáo cần phải tạo được nguồn cấp dữ liệu sản phẩm và đồng bộ lên Google Merchant Center (GMC). Hoạt động này, giúp nhà bán hàng không chỉ  thu hút thêm được nguồn traffics tự nhiên từ trang mua sắm GG Shopping mà còn dùng được với quảng cáo chuyển đổi sản phẩm động. Vậy GMC là gì? Cách thức hoạt động của công cụ này như thế nào? Bài viết dưới đây, Đại lý quảng cáo Admatrix sẽ hướng dẫn chi tiết về Google Merchant Center và cách tối ưu danh mục sản phẩm.

Tổng quan về Google Merchant Center

Screenshot 2024 08 14 091047

Khái niệm

Google Merchant Center (GMC) là một công cụ được phát triển và cung cấp bởi Google. Công cụ này giúp người dùng tải và lưu trữ dữ liệu liên quan đến sản phẩm, sau đó cung cấp những thông tin này cho quảng cáo mua sắm (Google Shopping) và các dịch vụ khác của Google để đảm bảo chiến dịch có thể tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Đây cũng là công cụ được ứng dụng nhiều nhất để hỗ trợ Chiến dịch quảng cáo mua sắm Google Shopping.

Lợi ích khi sử dụng Google Merchant Center

Google Merchant Center rất quan trọng vì nó là chìa khoá để khai thác sức mạnh của Google Shopping. Nó mở ra cánh cửa cho các nhà bán hàng, tạo doanh thu và mở rộng quy mô kinh doanh của bạn. Đây thực sự là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng:
Tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mới: Trên thế giới có hơn 7 tỉ người thì có đến hơn 1 tỉ người sử dụng và mua sắm các sản phẩm trên Google. Điều này đồng nghĩa với việc Google đang tiếp cận hơn 15% dân số thế giới, vì vậy Google rất có tiềm năng phát triển thu hút khách hàng tương tác.
Sử dụng miễn phí: Google Merchant Center hoàn toàn miễn phí sử dụng. Bạn có thể tải lên kho sản phẩm của mình miễn phí. Bạn chỉ trả tiền nếu bạn chạy quảng cáo Google Shopping. Chi phí phụ thuộc vào loại mô hình thanh toán. Có hai mô hình thanh toán chính: Giá mỗi nhấp chuột (CPC) và Chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA).
Tạo thêm lưu lượng truy cập: Với khả năng tiếp cập mở mức tốt, Google Shopping là một công cụ tuyệt vời để tạo thêm lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Nếu website của bạn có càng nhiều lưu lượng truy cập thì tỉ lệ ra đơn ngày càng cao.
Quản lý sản phẩm một cách dễ dàng: Google Merchant Center cho phép bạn quản lý thông tin sản phẩm của mình, bao gồm tên sản phẩm, mô tả, hình ảnh và giá cả, một cách dễ dàng và hiệu quả. Bạn có thể tải lên và cập nhật thông tin sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tích hợp Google Ads: Vì Google Merchant Center đã được tích hợp vào Google Ads nên bạn có thể dễ dàng tạo và quản lý các chiến dịch Google Shoppping từ tài khoản Google Ads của mình.
Nhìn chung, quảng cáo mua sắm (Google Shopping) cho phép người mua tìm thấy sản phẩm của bạn trên Google một cách nhanh chóng và dễ dàng, từ đó giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đối tượng quảng cáo Google, đúng khách hàng ảnh hưởng tích cực tới lợi tức chi tiêu cho quảng cáo, hơn nữa lợi tức đầu tư tổng thể của doanh nghiệp cũng tăng lên.

Google Merchant Center hoạt động như thế nào?

Google Merchant Center hoạt động như một công cụ kiểm soát thông tin sản phẩm. Nó đóng vai trò như mối quan hệ trung gian giữa cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp và tài khoản Google Shopping Ads.
Google Merchant Center sẽ lưu trữ tất cả thông tin sản phẩm được lấy từ trang web của doanh nghiệp. Khi tất cả thông tin này đã được Google xác minh, thì chúng sẽ được kích hoạt và chuyển qua tài khoản Google Ads. Sau khi bạn nhập dữ liệu sản phẩm, Google sẽ cho phép nội dung về sản phẩm được hiển thị ở các kết quả tìm kiếm đối với những người dùng có tìm kiếm liên quan.
Thông tin sản phẩm mà bạn cung cấp trên Google Merchant Center bao gồm: tên sản phẩm, hình ảnh, giá bán, mô tả sản phẩm, thương hiệu, link liên kết sản phẩm… Tại đây, bạn cũng có thể kiểm soát số lượng sản phẩm, cũng có thể thêm mới để đa dạng sản phẩm hay loại bỏ những sản phẩm cũ mà bạn cho rằng chúng không thể tạo ra những đơn hàng nữa. Đây cũng chính là công việc đầu tiên bạn cần thực hiện trước khi triển khai một chiến dịch quảng cáo.

Các bước tạo và sử dụng Google Merchant Center:

Nhà quảng cáo có thể tham khảo các bước sau:

Tạo và thiết lập tài khoản Merchant Center

Cách tạo tài khoản Google Merchant Center khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần có một tài khoản Google, sau đó bạn đăng nhập và liên kết tài khoản đó trên trang tại đây. Nếu bạn chưa có tài khoản Google, truy cập vào đây, nhấp vào mục Tạo tài khoản, sau đó hãy làm theo hướng dẫn để tạo lập một Tài khoản Google mới. Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn sai đây:
Bước 1: Truy cập vào Trang chủ Merchant Google và nhấp vào Bắt đầu.
Screenshot 2024 08 14 085013
Bước 2: Cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn trong mục Thông tin doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, quốc gia, múi giờ.
Screenshot 2024 08 14 085020
Bước 3: Khi bạn đã hoàn tất, hãy xem Điều khoản & Điều kiện và đánh dấu vào ô bên cạnh để cho biết sự đồng ý của bạn. Sau đó nhấp vào nút hình chữ nhật màu xanh có nội dung “Tạo tài khoản”.

Liên kết Merchant và Google Ads

Tại trang Tổng quan của Merchant, bạn chọn logo hình bánh răng, tiếp theo là tài khoản đã liên kết.
Screenshot 2024 08 14 085034
Tiếp theo là chọn liên kết với tài khoản Google Ads.
Tại đây bạn có thể liên kết với tài khoản Google Ads mà bạn muốn tạo chiến dịch bằng cách thêm ID tài khoản Google Ads vào Phần ID khách hàng Google Ads => cuối cùng là chọn Gửi yêu cầu và tiếp tục.
Screenshot 2024 08 14 085103
Vậy là yêu cầu liên kết đã được gửi, tiếp theo chúng ta cần truy cập tài khoản Google Ads để chấp nhận liên kết.
Bạn truy cập vào tài khoản Google Ads mà bạn vừa gửi yêu cầu liên kết, tại Tài khoản Google Ads bạn lần lượt chọn Công cụ và cài đặt => Tài khoản đã liên kết.
Screenshot 2024 08 14 085118
Tại mục Tài khoản liên kết bạn chọn vào tài khoản Merchant đã gửi yêu cầu và chấp nhận liên kết bằng cách chọn Quản lý và liên kết tại Google Merchant Center.
Và chọn Phê Duyệt:
Chọn Phê duyệt
Vậy là chúng ta đã hoàn thành bước liên kết tài khoản.
Bước cuối cùng là setup chiến dịch Shopping.

Thêm bảng dữ liệu sản phẩm trên Google Merchant Center

Một trong những ưu điểm chính của Google Merchant Center là bạn có thể tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Điều này hoàn toàn có thể nhờ vào bảng tính.
Google Merchant Center cho phép bạn sử dụng các tệp XML và TXT của riêng mình. Trong bài viết này, admatrix.vn sẽ hướng dẫn sử dụng Google Trang tính.
Nếu cửa hàng của bạn được kết nối với Merchant Center qua API của nó, thì bạn không phải tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm lên. Nếu nó không được kết nối, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Trên Google Merchant Center, hãy nhấp vào “Sản phẩm”, sau đó nhấp vào “Nguồn cấp dữ liệu”. Nhấp vào nút “+” lớn màu xanh lam và làm theo lời nhắc trên Google Merchant Center để thêm danh sách sản phẩm của bạn.
Screenshot 2024 08 14 085143
Bước 2: Thêm bảng dữ liệu sản phẩm trên Google Merchant Center
Tiếp theo, bạn cần chỉ định quốc gia mà bạn muốn bán sản phẩm của mình và ngôn ngữ bạn chọn.
Sau khi hoàn tất, trên bảng điều khiển bên, hãy nhấp vào “Sản phẩm”, sau đó nhấp vào “Chẩn đoán” để xem tình trạng của các vấn đề về mặt hàng.
Screenshot 2024 08 14 085150
Hãy nhấp vào “Sản phẩm”, sau đó nhấp vào “Chẩn đoán” để xem tình trạng của các vấn đề về mặt hàng
Tiếp theo, định cấu hình cài đặt vận chuyển của cửa hàng vì Google cần biết chi phí vận chuyển. Như đã thấy trong các ảnh chụp màn hình trước, đây có thể là một điểm hấp dẫn đối với một số người mua sắm. Quảng cáo của bạn sẽ được đặt để so sánh giá với các quảng cáo khác từ các cửa hàng trực tuyến khác.
Trên thanh menu trên cùng, nhấp vào biểu tượng răng cưa rồi nhấp vào “vận chuyển và trả lại hàng”.
Trên thanh menu trên cùng, nhấp vào biểu tượng răng cưa rồi nhấp vào “vận chuyển và trả lại hàng”.
Vì bạn ở Việt Nam nên có thể bỏ qua cài đặt thuế của bạn.
Ở phần nguồn cấp dữ liệu, chọn “Google Trang tính” trong cửa sổ tiếp theo (tùy chọn đầu tiên từ trên cùng) và đặt tên cho nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn.
Ở phần nguồn cấp dữ liệu, chọn “Google Trang tính” trong cửa sổ tiếp theo
Bước 3: Chọn “Tạo bảng tính Google mới từ mẫu” và nhấp vào “Tạo nguồn cấp dữ liệu”.
Bạn sẽ được đưa trở lại phần “Nguồn cấp dữ liệu” của bảng điều khiển Google Merchant Center, nơi giờ đây bạn có thể xem Google Trang tính mới tạo của mình. Để chỉnh sửa trang tính, chỉ cần nhấp vào “Mở” ngay bên dưới “Google Trang tính”.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét bản thân các trang tính và điều gì khiến chúng trở nên quan trọng đối với sự thành công trong thương mại điện tử.

Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm trên Google Trang tính

Bạn đăng nhập vào phần phụ trợ của trang web của bạn và tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, tức là những gì sẽ được hiển thị trong Google Shopping của Google trên SERPS và các vị trí khác của Google.
Có hai cách để tạo danh sách sản phẩm:
Sử dụng ứng dụng, plugin hoặc tiện ích mở rộng
Sử dụng bảng tính Excel, Google Sheet,…
Note: Một vài plugin tốt nhất cho trang web của bạn, hãy tham khảo và tải xuống:
Shopify: Tải xuống ứng dụng Google & YouTube cho phép bạn liên kết Shopify với Merchant Center.
WooCommerce/Thương mại điện tử WordPress: Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm WooC Commerce PRO hoặc Trình quản lý nguồn cấp dữ liệu Google WooC Commerce.
Magento: Google Shopping — M2 hoặc Simple Google Shopping — M2.
Website thương mại điện tử : Google Shopping by Sales & Orders, DataFeedWatch hoặc GoDataFeed.
Hình ảnh trên là ví dụ bảng tính cung cấp một cái nhìn tổng quan khá toàn diện về từng thuộc tính.
Khi bạn đã sẵn sàng nhập dữ liệu của mình, Chọn “Tiện ích mở rộng” -> “Tiện ích bổ sung” -> “Google Merchant Center” trong menu thả xuống và nhấp vào “Tải trang tính lên”.

Thêm sản phẩm vào Merchant Center

Screenshot 2024 08 14 085242

Tại mục thêm sản phẩm Merchant sẽ cho chúng ta 2 lựa chọn thêm sản phẩm là: Thêm từng sản phẩm một hoặc Thêm nhiều sản phẩm một lúc. Tuy nhiên cách nhân nhất và tiết kiệm thời gian chúng ta nên thêm nhiều sản phẩm cùng lúc.
Chọn cách thêm sản phẩm
Bạn làm lần lượt từng bước theo yêu cầu của Merchant như Chọn quốc gia, Ngôn ngữ, Tại mục chọn điểm đến bạn nên tích chọn cả 2.
Screenshot 2024 08 14 085301
Tại mục tiếp theo là Tên và phương thức nhập bạn Đặt tên cho nguồn cấp và chọn Google Sheet.
Screenshot 2024 08 14 085320
Cuối cùng tại bước thiếp lập bạn chọn Tạo bảng tính Google từ bản mẫu, tiếp theo là cài đặt lịch tải. Bạn nên để lịch tải lên theo hàng tuần vào một ngày cố định và khung giờ quảng cáo không chạy để quảng cáo được cập nhật các sản phẩm mới bạn tải lên hàng tuần.
Screenshot 2024 08 14 085330
Sau khi chọn Tạo nguồn cấp dữ liệu, Google sẽ yêu cầu bạn cấp một số quyền và bạn có thể truy cập vào Google trang tính để thêm các sản phẩm.
Đây sẽ là file Nguồn cấp dữ liệu: trên file sẽ bao gồm một số thông tin của sản phầm như: ID, tiêu đề, mô tả, liên kết,….. Có một vài lưu ý để bạn có thể điền thông tin sản phẩm dễ dàng hơn:
Id: cột id chúng ta sẽ điền id cho từng sản phẩm, lưu ý id là định danh cho mỗi sản phẩm vì vậy mỗi sản phẩm cần phải có id khác nhau
Tiêu đề: đây chính là tên sản phẩm được hiển thị
Mô tả: chúng ta có thể thêm các mô tả, chất liệu, điểm mạnh,… cho các sản phẩm
Liên kết: đây là đường link dẫn đến sản phẩm
Tình trạng: là trạng thái của sản phẩm (cũ, mới)
Giá: Chúng ta cần điều thông tin giá chính xác với giá trên trang web
Còn hàng: tình trạng sản phẩm còn hay hết hàng
Liên kết hình ảnh: đây là đường link dẫn đến hình ảnh của sản phẩm, lưu ý hình ảnh không nên chứa các ký tự trong khung hình, nên dùng ảnh sản phẩm trên nền trắng
Mpn: phần này có thể để trống
Nhãn hiệu: đây là cột thông tin nhãn hiệu của sản phẩm
Danh mục sản phẩm của Google: Bạn cần điền mã danh mục sản phẩm, bạn có thể kiểm tra mã danh mục tại đây
Cuối cùng bạn cần để Quyền truy cập chung cho file Nguồn cấp là Bất kỳ ai có thể truy cập để Merchant có thể truy cập và phê duyệt.
Screenshot 2024 08 14 085350
Sau khi điền xong thông tin cho nguồn cấp dữ liệu bạn sẽ quay trở lại merchant và chọn nút Tìm nạp ngay để Merchant có thể kiểm tra và phê duyệt sản phẩm của bạn.
Screenshot 2024 08 14 085400
File Nguồn cấp đã được chấp nhận và các sản phẩm đang được phê duyệt.
Bạn chọn tiếp tục và lần lượt làm theo các bước để nắm được chính sách và được Xem xét lần cuối.
Screenshot 2024 08 14 085410 1
Xem chính sách và xem xét lần cuối
Vậy là bạn đã hoàn thành setup và thêm sản phẩm cho Merchant: Quá trình xem xét dữ liệu thường kéo dài vài ngày. Tiếp theo chúng ta cần liên kết Merchant với Google Ads và setup chiến dịch Shopping.

Thay đổi thông tin sản phẩm

Nếu bạn cần thực hiện một số thay đổi thông tin trong nguồn cấp dữ liệu của mình (ví dụ: Giá cả) thì bạn không cần phải điền và tải lên một trang tính hoàn toàn mới. Bởi vì Google Merchant Center cho phép bạn sử dụng “nguồn cấp dữ liệu bổ sung” để có thể thêm thông tin mới vào nguồn cấp dữ liệu mua sắm hiện có.
Dưới đây là 2 cách bạn thay đổi thông tin sản phẩm:
Vào “Nguồn cấp dữ liệu” -> nhấn “Thêm nguồn cấp dữ liệu bổ sung”
Làm theo lời nhắc và cung cấp thông tin cần thiết. Điều này bao gồm tên cho nguồn cấp dữ liệu bổ sung, phương thức nhập, nguồn cấp dữ liệu chính mà bạn muốn liên kết đến và tìm nạp theo lịch cho dữ liệu sản phẩm của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ không phải tải dữ liệu lên theo cách thủ công như trên.
Đặc biệt, nếu bạn là nhà bán hàng thì đây là tin vui dành cho bạn, Google Merchant Center sắp được tích hợp với YouTube Shopping, việc kết nối này sẽ giúp các nhà bán hàng tiếp cận hàng triệu người dùng YouTube, tăng khả năng hiển thị sản phẩm và thúc đẩy doanh số. Bằng cách hiển thị sản phẩm trực tiếp trên các video liên quan, bạn có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và hấp dẫn cho khách hàng.

Cách sử dụng Google Merchant Center để tối ưu hóa Google Shopping

Để tiếp cận được với hàng triệu người đang tìm mua những sản phẩm tương tự sản phẩm bạn đang kinh doanh ngoài kia, cần biết cách dùng Google Merchant Center để tối ưu hóa Google Shopping:

Luôn cập nhật nguồn cấp dữ liệu của bạn với thông tin chính xác

Nguồn cấp dữ liệu là “tim mạch” của chiến dịch Google Shopping. Để đảm bảo quảng cáo của bạn luôn hiển thị thông tin đúng và thu hút khách hàng, bạn cần:
  • Cập nhật thường xuyên: Mỗi khi có thay đổi về giá cả, tồn kho, hoặc thông tin sản phẩm, hãy cập nhật ngay vào nguồn cấp dữ liệu.
  • Kiểm tra lỗi: Sử dụng công cụ kiểm tra lỗi của Merchant Center để đảm bảo không có lỗi sai sót nào trong dữ liệu.
  • Đảm bảo tính nhất quán: Thông tin trên nguồn cấp dữ liệu phải hoàn toàn trùng khớp với thông tin trên trang web của bạn.

Mô tả điểm nổi bật của sản phẩm

Mô tả sản phẩm là cơ hội để bạn thuyết phục khách hàng click vào quảng cáo của mình. Hãy tập trung vào những điểm nổi bật sau:
  • Tính năng: Nêu rõ những tính năng độc đáo và hữu ích của sản phẩm.
  • Lợi ích: Giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích gì cho họ.
  • Từ khóa: Sử dụng các từ khóa liên quan mà khách hàng thường tìm kiếm.
  • Ưu đãi: Nếu có chương trình khuyến mãi, hãy nhấn mạnh trong mô tả.
Ví dụ:
  • Không tốt: Áo thun nam cotton
  • Tốt: Áo thun nam cotton cao cấp, thấm hút mồ hôi, in hình độc đáo, giảm giá 20%

Thông tin sản phẩm nhất quán trên Quảng cáo mua sắm và Trang đích

Khi khách hàng click vào quảng cáo, họ sẽ được đưa đến trang đích sản phẩm. Để tạo trải nghiệm liền mạch và tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần đảm bảo:
  • Tiêu đề và mô tả: Tiêu đề và mô tả trên quảng cáo phải trùng khớp hoặc tương tự với tiêu đề và mô tả trên trang đích.
  • Hình ảnh: Hình ảnh trên quảng cáo phải giống với hình ảnh trên trang đích.
  • Giá cả: Giá cả trên quảng cáo phải bằng với giá cả trên trang đích.

Các mục nguồn cấp dữ liệu quan trọng khác trong quảng cáo Google Shopping

Ngoài những yếu tố trên, một số mục nguồn cấp dữ liệu khác cũng rất quan trọng:
  • Google product category: Phân loại sản phẩm theo danh mục của Google để tăng độ chính xác của quảng cáo.
  • GTIN: Mã số sản phẩm quốc tế (nếu có) để giúp Google xác định sản phẩm một cách chính xác.
  • Brand: Thương hiệu của sản phẩm.
  • Condition: Tình trạng của sản phẩm (mới, đã qua sử dụng).
  • Custom labels: Nhãn tùy chỉnh để phân loại sản phẩm theo cách của bạn.
Bằng cách thực hiện các bước trên, bạn sẽ tăng khả năng hiển thị của sản phẩm, thu hút khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu bán hàng.

Kết luận

Google Merchant Center là một công cụ quản lý sản phẩm hữu ích và cần thiết cho các nhà bán lẻ. Với mục đích tăng doanh số trên các kênh của Google, công cụ này đòi hỏi một số kiến thức kỹ thuật cơ bản về quảng cáo trực tuyến. Nhưng với hướng dẫn sử dụng đơn giản ở bài viết này, các nhà kinh doanh có thể dễ dàng sử dụng và tối ưu chiến dịch quảng cáo của mình trên Google.
Xin cho mình đánh giá post

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix