Sau khi hoàn thành việc tạo ra trang web bán hàng TMĐT mới, bạn mong muốn nó xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm để thu hút sự chú ý từ khách hàng. Để đạt được điều này, quá trình khai báo trang web với Google và các công cụ tìm kiếm khác là điều rất cần thiết.
Công việc khai báo website thường được thực hiện ngay sau khi bạn hoàn tất xây dựng nội dung cho trang web. Điều này không chỉ là một bước quan trọng trong chiến lược Onpage mà bạn nên chú ý, mà còn giúp Google cập nhật nhanh chóng những bài viết của bạn và đưa chúng lên vị trí tốt nhất trong kết quả tìm kiếm. Trong bài viết này, công ty quảng cáo đa kênh Admatrix sẽ Hướng dẫn khai báo website với công cụ tìm kiếm chi tiết nhất!
Tổng quan khái niệm khai báo website với các công cụ tìm kiếm
Khái niệm
Khai báo website với các công cụ tìm kiếm (thường gọi là Google Search Console) là quá trình bạn thông báo cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc cốc… biết về sự tồn tại của website của mình. Điều này giống như bạn đang gửi một tấm danh thiếp đến các thư viện khổng lồ của Internet, nói rằng: “Xin chào, đây là website của tôi, hãy đến và khám phá nhé!”
Tại sao bạn phải khai báo website với Google, Bing, Cốc Cốc
Khai báo website với Google, Bing, Cốc Cốc là một bước vô cùng quan trọng khi bạn sở hữu một trang web, đặc biệt là các trang web bán hàng hoặc cung cấp thông tin. Việc khai báo này giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc hiểu rõ hơn về website của bạn, từ đó đưa website của bạn vào danh sách kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan, cụ thể:
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu website của bạn: Khi bạn khai báo, các công cụ tìm kiếm sẽ bắt đầu thu thập thông tin về website của bạn, bao gồm nội dung, cấu trúc, và các liên kết đến từ các website khác.
- Tăng khả năng xếp hạng: Việc khai báo giúp website của bạn có cơ hội xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều người truy cập hơn.
- Theo dõi hiệu suất: Bạn có thể sử dụng các công cụ khai báo để theo dõi hiệu suất của website, xem những từ khóa nào đang mang lại nhiều lượt truy cập, và phát hiện các lỗi kỹ thuật.
- Kiểm soát cách website của bạn được hiển thị: Bạn có thể gửi bản đồ trang (sitemap) để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc website của mình, và cũng có thể chặn một số trang không muốn được index.
Hướng dẫn các bước khai báo website với Google, Bing, Cốc Cốc
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quá trình khai báo website trên ba công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay đó là Google, Bing và Cốc Cốc:
Quy trình đăng ký website
- Đối với Google:
– Chèn code vào heading
– Xác minh với tệp HTML
– Xác minh bằng DNS tên miền
– Sử dụng Google Analytics
– Sử dụng Google Tag Manager
- Đối với Bing
– Khai báo không cần đăng ký
– Đăng ký tài khoản Webmaster
- Đối với Cốc Cốc
– Khai báo tại Search Engine
Các bước khai báo chi tiết website với các công cụ tìm kiếm
Nếu chỉ tập trung vào SEO lên top Google mà bỏ quên các công cụ khác như Bing và Cốc Cốc thì bạn đang mất đi một lượng kha khá khách hàng tiềm năng đang sử dụng các công cụ này. Bởi vậy, khi tiến hành khai báo website, hãy đảm bảo web của bạn khai báo được ít nhất ở 3 công cụ Google, Bing và Cốc Cốc.
Khai báo website với Google
Khi khai báo website với Google, bạn cần thực hiện 2 công việc:
- Khai báo website lên Google
- Xác minh website với Google
Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi khai báo website lên Google
- Có 1 trong 3 quyền: Quyền quản trị website, quyền quản lý hosting hoặc quản lý domain.
- Tài khoản Google Gmail để đăng nhập và quản lý Google Console.
Tiến hành khai báo website với Google
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tại đây (Đây cũng là nơi quản lý website trên Google)
Bước 2: Nhấn nút Bắt đầu ngay bây giờ và đăng nhập tài khoản gmail của bạn.
Bước 3: Sau khi đăng nhập bạn sẽ nhận được một thông báo chọn loại sản phẩm Miền hoặc Tiền tố URL.
- Tên miền: Đây là quyền quản lý toàn quyền tên miền, giao thức website và subdomain. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải xác minh bằng DNS nếu muốn sử dụng quyền này. Bên dưới sẽ có hướng dẫn chi tiết cho bạn về phần này.
- Tiền tố URL: Chỉ có quyền quản lý tiền tố URL bạn điền vào.
Lưu ý: Thông thường, mỗi website sẽ có 1 tiền tố, mỗi subdomain sẽ có một chủ đề khác nhau, bởi vậy bạn không nên quản lý chung. Bạn nên lựa chọn tiền tố URL cho mục này.
Bước 4: Chờ Google tiếp nhận và tiến hành công việc xác minh website.
Cách xác minh website lên Google hiệu quả
Bạn có thể xác minh website với Google bằng 1 trong 5 cách sau đây.
Cách 1 – Chèn code vào heading
Nhập code vào heading của website là cách xác minh website với Google dễ nhất vì bạn chỉ cần quyền quản trị website là có thể thực hiện. Mỗi theme có hoặc không có vị trí để chèn code vào website. Nhưng với WordPress thì người dùng có thể chèn bằng cách nhập Appearance > chọn Theme Editor > chọn Theme đang sử dụng > chọn header:php.
Cách 2 – Xác minh với tệp HTML
Nếu bạn lựa chọn xác minh với HTML thì Google sẽ cho bạn 1 tệp HTML. Bạn sẽ cần có quyền quản lý hosting để truy cập vào tài khoản Hosting > chọn Cpanel > chọn tiếp File Manager > chọn thư mục chứa dữ liệu website > Upload lên HTML và nhấn xác minh.
Cách 3 – Xác minh bởi tag Google Analytics
Với trường hợp website đã xác minh với Google Analytics thì bạn có thể áp dụng cách này. Trong trường hợp bạn dùng WordPress thì các plugin SEO như Yoast SEO hay Rankmath đều sẽ có nơi để xác minh Google Analytics.
Cách 4 – Xác minh bằng Google Tag Manager
Bạn cũng có thể sử dụng Google tag Manager để xác minh website với Google Search Console. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo website đang sử dụng đoạn mã vùng chứa và quyền quản lý Google tag Manager.
Cách 5 – Xác minh bằng DNS tên miền
Để xác minh website với Google bằng DNS tên miền thì bạn cần có quyền quản lý tên miền đó hoặc tài khoản DNS trung gian như Cloudflare. Đồng thời, bạn cần xây dựng 1 DNS với bản ghi là TXT có tên miền là tên miền và cấu hình mà Google cung cấp.
Kiểm tra website có xuất hiện trên Google không?
Sau khi khai báo website với Google xong, bạn muốn kiểm tra xem liệu website của mình đã hiển thị trên Google chưa, bạn có thể gõ tìm kiếm trên trình duyệt với lệnh “site:url”. Trong trường hợp website không xuất hiện trên Google, có thể bạn đã gặp một số nguyên nhân sau đây:
- Website vừa khởi chạy Google chưa có đủ thời gian thu thập dữ liệu trang.
- Các trang của web chưa có sự liên kết.
- Thiết kế website chưa tối ưu tốt từ phần code.
Lập trình web ban đầu là một khâu quan trọng cần được thực hiện cẩn thận để trang có thể hoạt động tốt và giúp Google có thể thu thập dữ liệu nội dung một cách dễ dàng. Công việc này liên quan tới chuyên môn kỹ thuật cao, nếu bạn không có kinh nghiệm và chuyên môn, hãy sử dụng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp theo yêu cầu để sở hữu một trang web chuẩn từ code, cấu trúc, tính năng cho đến giao diện. Nếu bạn muốn Google bot đọc url nhanh hơn thì bạn có thể submit URL thông qua Google Search Console.
Khai báo website với Bing
Có 2 cách để bạn có thể khai báo website với Bing nhanh chóng là: Khai báo không cần đăng ký và đăng ký tài khoản webmaster.
Cách 1 – Khai báo không cần đăng ký
- Bước 1: Truy cập đường link tại đây
- Bước 2: Nhập URL trang chủ của bạn vào ô theo chỉ dẫn, nhập capcha và nhấn Gửi.
Cách 2 – Đăng ký tài khoản webmaster của Bing
- Bước 1: Đăng ký tài khoản Microsoft.
- Bước 2: Dùng tài khoản Microsoft vừa đăng ký để đăng nhập vào webmaster tại đây
- Bước 3: Tiến hành submit url của bạn như cách trên.
Khai báo website với Cốc Cốc
Với Cốc Cốc thì việc khai báo website sẽ đơn giản hơn Google và Bing rất nhiều. Bạn chỉ cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ này
- Bước 2: Nhập URL trang web của bạn, nhập mã Capcha và nhấn Gửi yêu cầu.
Nhìn chung, Khai báo website chỉ là bước đầu tiên trong hành trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Để đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cần kết hợp với các hoạt động SEO khác như xây dựng liên kết, tối ưu hóa nội dung và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Xem thêm: Cách tối ưu hóa tìm kiếm SEO website
Các lỗi thường gặp khi đăng ký khai báo website
Việc khai báo website với các công cụ tìm kiếm như Google Search Console, Bing Webmaster Tools hay Cốc Cốc là một bước quan trọng để website của bạn được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn có thể gặp phải một số lỗi thường gặp, cụ thể:
Lỗi trong quá trình xác minh quyền sở hữu
Nguyên nhân:
- Nhập sai địa chỉ URL.
- Mã xác minh không được thêm vào đúng vị trí.
- DNS chưa được cập nhật.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại địa chỉ URL đã nhập.
- Đảm bảo mã xác minh được thêm vào đúng vị trí trong phần <head> của trang chủ.
- Kiểm tra lại các thiết lập DNS của domain.
Lỗi liên quan đến sitemap
Lỗi liên quan đến sitemap thường xuất phát từ các nguyên nhân như định dạng file không đúng, đường dẫn URL sai, lỗi cú pháp XML, hoặc vấn đề liên quan đến server. Những lỗi này có thể khiến công cụ tìm kiếm khó khăn trong việc đọc và hiểu nội dung của sitemap, từ đó ảnh hưởng đến khả năng index và xếp hạng của website.
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục:
- Sitemap không đúng định dạng: Sitemap phải có định dạng XML. Hãy kiểm tra lại đuôi file và cấu trúc XML của sitemap.
- Đường dẫn URL sai: Kiểm tra kỹ các URL trong sitemap, đảm bảo chúng không bị gõ sai, thiếu http:// hoặc https:// và không chứa ký tự đặc biệt.
- Sitemap quá lớn: Chia nhỏ sitemap thành nhiều file nhỏ hơn nếu nó quá lớn.
- Lỗi cú pháp XML: Sử dụng các công cụ kiểm tra XML trực tuyến để tìm và sửa lỗi cú pháp.
- Sitemap không được gửi đến công cụ tìm kiếm: Kiểm tra lại địa chỉ sitemap đã nhập và đảm bảo file sitemap được đặt ở vị trí công khai trên server.
Để khắc phục các lỗi liên quan đến sitemap, bạn nên:
- Sử dụng các công cụ chuyên dụng: Google Search Console và Bing Webmaster Tools cung cấp công cụ kiểm tra sitemap trực tiếp.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sitemap để đảm bảo không có lỗi xảy ra.
- Cập nhật sitemap: Khi có thay đổi nội dung trên website, hãy cập nhật sitemap để phản ánh những thay đổi này.
Website bị chặn
Website bị chặn là tình trạng một trang web không thể truy cập được từ một hoặc nhiều địa chỉ IP cụ thể, thường do các lý do sau:
- Chặn theo yêu cầu của chính phủ hoặc cơ quan quản lý: Nhiều quốc gia có các quy định về nội dung trực tuyến và có thể chặn các trang web vi phạm pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Chặn bởi nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP): ISP có thể chặn một số trang web nhất định theo yêu cầu của khách hàng hoặc để bảo vệ mạng lưới của họ.
- Chặn bởi tường lửa: Tường lửa tại các trường học, công ty hoặc mạng nội bộ có thể chặn các trang web nhất định để đảm bảo an toàn cho mạng.
- Lỗi kỹ thuật: Đôi khi, website bị chặn có thể do lỗi kỹ thuật từ phía nhà cung cấp hosting hoặc lỗi cấu hình của website.
Những ảnh hưởng khi website bị chặn:
- Mất khách hàng: Người dùng không thể truy cập vào website sẽ không thể mua hàng, tìm kiếm thông tin hoặc tương tác với doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng đến uy tín: Website bị chặn có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Mất thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Việc bị chặn có thể khiến website khó được các công cụ tìm kiếm index và xếp hạng.
Cách khắc phục:
- Liên hệ với nhà cung cấp hosting: Kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra với máy chủ của bạn hay không.
- Kiểm tra file robots.txt: Đảm bảo file robots.txt không chặn các công cụ tìm kiếm truy cập vào website.
- Kiểm tra cấu hình DNS: Đảm bảo các thiết lập DNS của domain đã được cấu hình chính xác.
- Sử dụng dịch vụ VPN: VPN giúp bạn thay đổi địa chỉ IP và có thể giúp bạn truy cập vào các website bị chặn.
Xem ngay: Bảng giá tạo website bán hàng online
Kết luận
Đây là hướng dẫn chi tiết từ Admatrix về cách khai báo website trên Google, Bing và Cốc Cốc. Bằng cách thực hiện đầy đủ các bước trên cả ba công cụ tìm kiếm, bạn sẽ tối ưu hóa khả năng xuất hiện trang web của mình trên các nền tảng khác nhau, mở rộng phạm vi tìm kiếm và tăng cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng đa dạng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích để giúp bạn có xây dựng website bán hàng onlinechuyên nghiệp. Để tìm hiểu chuyên sâu hơn về những thông tin trên thì bạn hãy tham khảo đến bài viết kế tiếp trong chuỗi kiến thức 100 ngày bán hàng online bằng website nhé!
Đừng bỏ lỡ: Hành trình 100 ngày xây dựng website bán hàng
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Kiến thức tổng quan quảng cáo chuyển đổi Facebook ads
- So sánh Adaptive và Responsive trong Thiết Kế Web Chọn Gì Cho Đúng
- WordPress là gì? Tại sao nên chọn WordPress để thiết kế website
- Thuật toán TikTok giúp video lên xu hướng
- Google My Business là gì? Giải pháp để tối ưu hoạt động hiển thị doanh nghiệp trên GG
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix