Khi người dùng vừa mới bắt đầu làm quảng cáo trên google, chắc chắn sẽ còn lạ lẫm về cách hoạt động cũng như gặp nhiều khó khăn trong cách quản lý các chiến dịch quảng cáo trên google ads sao cho hiệu quả, chính vì lẽ đó, công cụ Trình quản lý quảng cáo google đã ra đời, đây sẽ là một “trợ thủ đắc lực” dành cho người dùng.
Với trình quản lý quảng cáo Google giúp bạn dễ dàng thiết lập, quản lý các mẫu quảng cáo, hỗ trợ đo lường hiệu quả và giúp tối ưu ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo. Vậy trình quản lý quảng cáo Google là gì? Và làm thế nào để sử dụng nó hiệu quả? Hãy cùng đơn vị ads agency Admatrix làm quen, khám phá tất tần tật về trình quản lý quảng cáo Google trong bài viết này nhé!
Tổng quan về trình quản lý quảng cáo Google
Khái niệm
Trình quản lý quảng cáo Google hay còn gọi là Google Ad Manager (GAM), đây là một nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google cho phép người dùng tạo, quản lý vào theo dõi các chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh và nền tảng khác nhau. Tại đây các doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện việc bán và mua quảng cáo qua nhiều loại mạng quảng cáo.
Những phiên bản của Google Ad Manager
-
Google Ad Manager dành cho doanh nghiệp nhỏ
Trình quản lý quảng cáo đối với doanh nghiệp nhỏ là một phiên bản không phải trả phí của Ads Manager. Nó được thiết kế phù hợp với những nhà xuất bản nhỏ và vừa. Khi sử dụng phiên bản này, bạn sẽ sở hữu:
– Số lần hiển thị cho quảng cáo dạng hiển thị hình ảnh lên từ 90 triệu lần đến 200 triệu lần dựa trên quốc gia
– Số lần hiển thị hàng tháng cho quảng cáo video là 800.000 lần.
Bên cạnh việc phân phát quảng cáo, Google Ad Manager còn đem đến một số tính năng khác khá hợp lý gồm có quyền truy cập API và báo cáo.
Nhưng những tính năng đó bị hạn chế bởi đó là phiên bản không yêu cầu trả phí và thiết kế với những nhà xuất bản sở hữu số lượt hiển thị lên tới vài triệu. Nhà xuất bản cần nâng cấp Trình quản lý quảng cáo lên Google Ad Manager 360 để dùng được những tính năng nâng cao và số lần hiển thị cho quảng cáo được phân phát nhiều hơn.
-
Google Ad Manager 360
Google Ad Manager 360 là một phiên bản trả phí hoặc cao cấp của Trình quản lý quảng cáo, cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào những tính năng như giải pháp video (định dạng quảng cáo tương tác, giới hạn về kích thước video lưu trữ…), báo cáo nâng cao, giải pháp cho đối tượng nhằm giúp phân khúc hoạt động tốt hơn… Hơn nữa, bạn có thể truy cập được vào bộ phận trợ giúp từ Google một cách trực tiếp, tích hợp được Data Studio từ Google giúp ích cho việc báo cáo…
Đối tượng sử dụng trình quản lý quảng cáo Google
Trình quản lý quảng cáo Google không chỉ hữu ích cho các doanh nghiệp lớn mà còn phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau:
Các Doanh Nghiệp Nhỏ và Doanh Nghiệp Tư Nhân
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân, trình quản lý quảng cáo Google là một công cụ quan trọng để tiếp cận khách hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Với ngân sách hạn chế, họ có thể sử dụng các tính năng tối ưu hóa và nhắm mục tiêu chính xác để đạt được hiệu quả tối đa cho chiến dịch quảng cáo.
Các Nhà Quảng Cáo và Đại Lý
Các nhà quảng cáo và đại lý quảng cáo sử dụng trình quản lý quảng cáo google để quản lý nhiều chiến dịch quảng cáo cho các khách hàng khác nhau. Họ có thể sử dụng các tính năng quản lý quyền truy cập và phân quyền để kiểm soát quyền truy cập của nhân viên và đảm bảo an toàn dữ liệu.
Agency
Các doanh nghiệp Agency sử dụng trình quản lý quảng cáo Google để tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả cho khách hàng của họ. Qua đây, người dùng có thể sử dụng các tính năng phân tích và báo cáo để theo dõi hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Lợi ích của trình quản lý quảng cáo Google
Google Ad Manager cung cấp nhiều tính năng nâng cao giúp tối ưu hóa doanh thu từ quảng cáo và quản lý hiệu quả hơn các chiến dịch quảng cáo:
Giao diện đơn giản cho người dùng
Một khía cạnh quan trọng từ những sản phẩm về công nghệ quảng cáo đó là giao diện cho người dùng. Đặt mình vào vị trí của người mới bắt đầu, giao diện người dùng của Trình quản lý quảng cáo đã được Google thiết kế một cách đơn giản nhất về định hướng tác vụ và điều hướng.
Việc thiết kế này bảo đảm lượng thông tin trong màn hình được hiển thị đúng với cách có tổ chức. Bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ những yếu tố cần thiết trên chiến dịch quảng cáo trong thanh nằm bên trái trang chủ của Trình quản lý quảng cáo của Google. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy không hiểu về thành phần cụ thể nào đó trên giao diện cho người dùng, bạn chỉ cần ấn nút “?” và Trình quản lý quảng cáo sẽ hiển thi phần thông tin bổ sung và phần giải thích.
Nhắm mục tiêu chi tiết
Đối tượng tiềm năng là yếu tố rất quan trọng để phát triển quy mô về doanh thu quảng cáo đối với nhà quảng cáp. Qua đó, bạn sẽ hiển thị được những quảng cáo nhắm mục tiêu theo những yếu tố phổ biến sau:
– Mạng di động
– Miền người dùng
– Nhà sản xuất thiết bị (Ericsson, Amazon…)
– Băng thông (băng thông rộng thương mại, cáp…)
– Ngôn ngữ trình duyệt
– Khả năng thiết bị (ứng dụng cho thiết bị di động, cuộc gọi điện thoại…)
– Trình duyệt (Firefox 1.5, Firefox 1.0…)
– Hệ điều hành
– Danh mục thiết bị (máy tính bảng, máy tính để bàn, điện thoại thông minh,…)
Ngoài ra, nhà quang cáo có thể nhắm mục tiêu cho đối tượng theo những thông số tùy chỉnh qua việc nhắm mục tiêu khóa – giá trị, là một tính năng nâng cao của Google Ad Manager.
Xem thêm: Nhắm mục tiêu đối tượng quảng cáo Google
Công cụ báo cáo
Trình quản lý quảng cáo của Google cung cấp những thông tin khác nhau một cách chi tiết về những chiến dịch quảng cáo hoạt động. Bạn có thể theo dõi những người dùng đã nhấp hoặc xem quảng cáo với máy chủ quảng cáo. Với cách xem xét quảng cáo sẽ nhận và không nhận được nhấp chuột, bạn sẽ biết được mình cần đầu tư thời gian với điều gì.
Các báo cáo khác nhau gồm có những mẫu xác định từ trước được máy chủ quảng cáo cung cấp để nhà xuất bản thiết lập báo cáo dữ liệu chung. Với việc dùng đến Google Ad Manager, bạn sẽ tìm hiểu được những dữ liệu và thông tin giá trị về số tiền bạn sẽ nhận được từ nhà quảng cáo, số lần hiển thị quảng cáo nhận được và nhiều điều khác. Khi sử dụng những tính năng báo cáo và khóa – giá trị cùng nhau, bạn sẽ hiểu rõ hơn những thông số tùy chỉnh khác nhau, ví dụ như hiệu suất kích thước của quảng cáo, hiệu suất trong trang cụ thể…
Môi trường để test quảng cáo
Việc thử nghiệm cho quảng cáo đóng vai trò khá quan trọng, những nhà quảng cáo đã nhiều lần bỏ qua quá trình này. Vì vậy, trải nghiệm người dùng và trải nghiệm quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng. Trình quản lý quảng cáo của Google mang đến môi trường thử nghiệm với nhà xuất bản để họ có thể hiểu được quảng cáo xuất hiện thế nào trong website.
Bạn sẽ thiết lập những quảng cáo giả và nhà quảng cáo khi máy chủ quảng cáo sở hữu tính năng thử nghiệm. Đồng thời, bạn cũng nhận thấy trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng thế nào. Bạn có thể tiến hành việc thử nghiệm A/B đối với những đơn vị khác nhau về quảng cáo và chọn lựa bố cục hợp lý.
Đặt giá thầu mở
Tính năng đặt giá thầu mở từng có tên gọi là đấu thầu trao đổi trước đây. Theo đó, những doanh nghiệp là các đối tác có mong muốn bên thứ ba chấp thuận việc đặt giá thầu với khoảng không quảng cáo trên thời gian thực. Người dùng Trình quản lý quảng cáo 360 sẽ áp dụng được quy trình về đặt giá thầu này.
Với chủ sở hữu website, tùy chọn đặt giá thầu mở sẽ hợp lý hơn so với việc đặt giá thầu dựa trên tiêu đề bởi điều này làm giảm đi độ trễ trong trường hợp quảng cáo thực hiện việc tải trên website. Tính năng về đặt giá thầu mở phụ thuộc vào giao diện trực tiếp giữa hai máy chủ với nhau mà không phải mã đặt giá thầu theo tiêu đề, có thể giúp quảng cáo được tải hiệu quả và nhanh hơn.
Cách thức hoạt động của Trình quản lý quảng cáo Google
Trình quản lý quảng cáo Google được xem như máy chủ giúp những doanh nghiệp kiểm soát các chiến dịch quảng cáo của mình gián tiếp hoặc trực tiếp, cụ thể:
-
Đơn vị quảng cáo hay còn gọi là khoảng không quảng cáo được xác định bởi những nhà quảng cáo trên máy chủ quảng cáo. Trình quản lý quảng cáo có sẵn nhiều kích thước của đơn vị quảng cáo.
-
Những nhà quảng cáo có thể thiết lập thẻ quảng cáo và các thẻ này cần được chèn vào mã nguồn trên trang. Những thẻ này là các đoạn mã được định dạng theo HTML hoặc JavaScript.
-
Tiếp theo là nhà quảng cáo cần tạo mục hàng và chi tiết về đơn hàng để giúp máy chủ có thể quyết định việc phân phối quảng cáo.
-
Khi người dùng truy cập trang web yêu cầu hiển thị quảng cáo từ Google AdManager sẽ được gửi thông qua thẻ quảng cáo.
-
Google AdManager tìm thấy đúng mục hàng của nhà quảng cáo dựa trên chi tiết của đơn hàng và yêu quảng cáo trong khoảng không của quảng cáo được chỉ định.
Như vậy, trình quản lý quảng cáo của Google giúp các doanh nghiệp quản lý các chiến dịch từ máy chủ, bao gồm việc xác định đơn vị quảng cáo, chèn thẻ quảng cáo vào website, thiết lập đơn hàng và hiển thị quảng cáo khi người dùng truy cập vào web, có thể thấy rằng việc này sẽ giúp tối ưu chiến dịch quảng cáo Google của bạn hơn rất nhiều.
Các định dạng quảng cáo có thể phân phát thông qua Google Ad Manager
Google Ad Manager không giống với Adsense, nó không giới hạn riêng ở quảng cáo văn bản và quảng cáo hình ảnh. Một danh sách dài được đưa ra về những định dạng quảng cáo bạn sẽ phân phát được thông qua máy chủ quảng cáo trên Google. Các quảng cáo đó sẽ chạy được trong những website, video và ứng dụng. Quảng cáo dạng hiển thị hình ảnh có thể sẽ quen thuộc với nhiều người, vì thế những định dạng quảng cáo khác cũng xuất hiện trên Google Ad Manager cần được giới thiệu. Đó là các định dạng sau:
Quảng cáo gốc: Đây là quảng cáo phù hợp đối với giao diện nội dung không mất phí trên website. Những định dạng quảng cáo này được xuất hiện với những tên khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo được tài trợ, tiện ích được đề xuất, quảng cáo quảng bá…
Quảng cáo đáp ứng: Google Ad Manager giúp cho quảng cáo đáp ứng có thể được phân phối bởi nhà xuất bản để họ không cần thỏa hiệp với trải nghiệm của người dùng. Quảng cáo đáp ứng là dạng quảng cáo điều chỉnh được kích thước và hợp lý với những thiết bị chúng được phân phối.
Quảng cáo video: Bạn sẽ biết đến dạng quảng cáo này nếu là người từng tham gia vào quảng cáo kỹ thuật số. Định dạng quảng cáo này gồm có một video trên quảng cáo và phát được nội dung video hay không có nội dung. Bạn có thể thêm bất cứ dạng đơn vị quảng cáo video nào (ngoài luồng và trong luồng) trong Trình quản lý quảng cáo Google.
Các bước thiết lập trình quản lý quảng cáo Google
Nhà quảng cáo có thể tham khảo các thao tác sau đây để thiết lập trình quản lý quảng cáo Google
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập tại đây, sau đó nhấn vào nút “Bắt đầu” ở góc trên cùng bên phải để tạo tài khoản.
Truy cập trang trình quản lý quảng cáo của Google
Bước 2: Nhập các thông tin về doanh nghiệp của mình. Bạn hãy lựa chọn tùy chọn mô tả đúng nhất về doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Bạn cần hoàn thiện một số câu hỏi trong tùy chọn mô tả mà bạn đã chọn như số lượt xem trang hàng tháng, tính năng nào bạn đang tìm kiếm, bạn có tài khoản Google Adsense không, doanh nghiệp của bạn thuộc ngành nào và chọn khu vực cho doanh nghiệp. Khi đã hoàn tất, bạn nhấp chọn “Save and Continue“.
Hoàn thiện các câu hỏi trong tùy chọn
Bước 4: Bạn chọn “Sign up for Ad Manager“. Vậy là bạn đã có tài khoản Trình quản lý quảng cáo của mình.
Bằng cách làm theo các bước sau, bạn có thể thiết lập thành công Trình quản lý quảng cáo Google và bắt đầu hợp lý hóa quy trình quản lý, cải thiện khả năng theo dõi và phân tích của trang web.
Tham khảo ngay: Dịch vụ chăm sóc Website trọn gói
Bí kíp sử dụng trình quản lý quảng cáo Google
Người dùng có thể tham khảo các bí kíp dưới đây:
Xác Định Mục Tiêu Rõ Ràng
Trước khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, người dùng cần xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp và tối ưu hóa các yếu tố khác để đạt được kết quả tốt nhất.
Nghiên Cứu Đối Tượng Mục Tiêu để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm, sở thích và hành vi của họ. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập các tiêu chí nhắm mục tiêu phù hợp trong trình quản lý quảng cáo GoogleGoogle.
Tối Ưu Hóa Nội Dung Quảng Cáo
Nội dung quảng cáo hấp dẫn và thu hút sự chú ý là rất quan trọng để đạt được hiệu quả cao. Người dùng nên tập trung vào việc tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn, bao gồm hình ảnh, video và văn bản. Đồng thời, hãy sử dụng tính năng thử nghiệm A/B để so sánh hiệu quả của các phiên bản quảng cáo khác nhau.
Theo Dõi và Phân Tích Hiệu Quả Chiến Dịch
Trình quản lý quảng cáo Google cung cấp các báo cáo và phân tích chi tiết về hiệu quả của chiến dịch. Người dùng hãy sử dụng dữ liệu này để theo dõi, hơn thế nên chăm sóc website thường xuyên và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt hơn.
Quản Lý Ngân Sách Hiệu Quả
Quản lý ngân sách là một khía cạnh quan trọng trong việc chạy quảng cáo hiệu quả trên Google. Hãy đặt ngân sách phù hợp với mục tiêu và theo dõi chi tiêu để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.
Liên Tục Học Hỏi và Cập Nhật
Thị trường quảng cáo luôn thay đổi và Google liên tục cập nhật các tính năng của trình quản lý quảng cáo. Vì vậy, người dùng cần liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức của mình về cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất.
Để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp bộ ba công cụ Google Analytics 4, Google Tag Manager và Google Ads. Bằng cách tận dụng sức mạnh các công cụ này, bạn có thể thu thập dữ liệu chất lượng cao, phân tích hiệu quả và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn.
Xem ngay: Bảng giá chạy quảng cáo google ads
Kết luận
Trình quản lý quảng cáo Google là một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng tạo, nhắm mục tiêu đối tượng quảng cáo Google, quản lý và theo dõi chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả. Qua đó, người dùng có thể dễ dàng đạt được mục tiêu quảng cáo của mình trên Google và các nền tảng khác.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trình quản lý quảng cáo Google. Liên hệ ngay với Admatrix Agency, nếu bạn gặp khó khăn nào trong quá trình sử dụng Google Ads Manager.
Xem thêm: Hành trình 100 ngày làm quảng cáo Google
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- AFFILIATE MARKETING: TỪ A ĐẾN Z CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Hướng dẫn tham gia MCN TikTok cùng Admatrix Agency
- Giới thiệu về phần mềm TokCount – Tiktok Live Counter
- Hướng dẫn cách thiết lập quy tắc tự động quảng cáo Facebook
- Lỗi vi phạm quảng cáo Tikok phổ biến thị trường Việt Nam – Cập nhật T3/2024
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix