Trong quá trình xây dựng và vận hành website bán hàng, tình trạng website dính mã độc (malware) không phải hiếm gặp. Trên thực tế, đã có không ít website bị dính mã độc, thậm chí là không chỉ dính một lần, điều gây ra những hậu quả như làm giảm chất lượng web, web load chậm, xuất hiện những quảng cáo lạ hoặc thậm chí bị chặn truy cập? Vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân khiến website bị nhiễm mã độc là bước đầu tiên để tìm ra giải pháp bảo vệ hiệu quả.
Website bị nhiễm mã độc là tình trạng khiến người làm website đau đầu. Vậy dấu hiệu khi website bị nhiễm mã độc là gì? Trang web đã bị nhiễm mã độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bài viết này, Công ty chuyên cung cấp giải pháp quảng cáo Admatrix sẽ giải đáp những thắc mắc này và tìm cách khắc phục mã độc website hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về mã độc website
Khái niệm
Mã độc website, hay còn được gọi là Malware web, là một dạng phần mềm nguy hiểm được thiết kế để tấn công và gây hại cho các hệ thống website. Mục tiêu chính của mã độc web là xâm nhập vào hệ thống, đánh cắp thông tin và tài nguyên quan trọng từ các trang web bị tấn công. Những loại mã độc này thường sử dụng các lỗ hổng bảo mật trong website để tiến hành tấn công.
Ngoài ra, mã độc website cũng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác như làm chậm hoạt động của website, phá hoại dữ liệu, hoặc thậm chí kiểm soát hoàn toàn hệ thống.
Các loại mã độc phổ biến (virus, worm, trojan,…)
Mã độc là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các phần mềm được thiết kế để xâm nhập và gây hại cho hệ thống máy tính, bao gồm cả website. Có nhiều loại mã độc khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và tác hại riêng. Dưới đây là một số loại mã độc phổ biến:
Virus
- Định nghĩa: Là một đoạn mã có khả năng tự sao chép và lây nhiễm vào các file khác, làm hỏng dữ liệu hoặc làm tê liệt hệ thống.
- Tác hại:
- Làm hỏng dữ liệu, file hệ thống.
- Làm chậm tốc độ máy tính.
- Gây treo máy.
- Phân tán các mã độc khác.
Worm (Sâu máy tính)
- Định nghĩa: Tự nhân bản và lan truyền qua mạng mà không cần sự can thiệp của người dùng.
- Tác hại:
- Tiêu tốn băng thông mạng.
- Làm quá tải hệ thống.
- Tạo ra các lỗ hổng bảo mật.
Trojan (Ngựa thành Troy)
- Định nghĩa: Giả mạo thành phần mềm hữu ích để lừa người dùng cài đặt, sau đó thực hiện các hành động độc hại.
- Tác hại:
- Mở cửa hậu cho hacker xâm nhập.
- Tải về các mã độc khác.
- Đánh cắp thông tin cá nhân.
Backdoor
- Định nghĩa: Một lối vào bí mật cho hacker truy cập và kiểm soát hệ thống từ xa.
- Tác hại:
- Cho phép hacker thực hiện các hành động độc hại như xóa dữ liệu, cài đặt mã độc, điều khiển máy tính từ xa.
Ransomware
- Định nghĩa: Mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã.
- Tác hại:
- Làm mất dữ liệu quan trọng.
- Gây thiệt hại về tài chính.
Adware
- Định nghĩa: Hiển thị quảng cáo không mong muốn trên thiết bị của người dùng.
- Tác hại:
- Làm phiền người dùng.
- Có thể chứa các mã độc khác.
Spyware
- Định nghĩa: Thu thập thông tin cá nhân của người dùng mà không được sự cho phép.
- Tác hại:
- Rò rỉ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.
- Theo dõi hành vi của người dùng.
Nhìn chung, danh sách này không hề giới hạn, bởi các hacker luôn không ngừng sáng tạo ra những loại mã độc mới tinh vi hơn. Điều này cho thấy, việc bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công của mã độc là một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Để đảm bảo an toàn cho website của mình, bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức về các loại mã độc mới và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp.
Tác hại của mã độc:
Mã độc không chỉ là mối đe dọa đối với người dùng mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho website. Khi một website bị nhiễm mã độc, tốc độ tải trang sẽ giảm đáng kể, gây ra trải nghiệm người dùng cực kỳ tệ. Các trang web có thể hiển thị không đầy đủ, bị lỗi hoặc thậm chí không thể truy cập được. Ngoài ra, mã độc còn có thể làm tê liệt các chức năng quan trọng của website, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác hại của mã độc đối với người dùng
Người dùng truy cập vào một website bị nhiễm mã độc sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mã độc có thể đánh cắp thông tin cá nhân như mật khẩu, số thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập các tài khoản khác. Điều này có thể dẫn đến việc bị lạm dụng thông tin cá nhân, tài khoản bị hack hoặc thậm chí là mất tiền. Ngoài ra, mã độc còn có thể lây nhiễm sang các thiết bị của người dùng, gây hư hỏng dữ liệu, làm chậm tốc độ máy tính và thậm chí là biến thiết bị thành một phần của botnet để thực hiện các cuộc tấn công mạng.
Tác hại của mã độc đối với uy tín và thương hiệu
Một website bị nhiễm mã độc sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ mất niềm tin vào website và không dám cung cấp thông tin cá nhân. Điều này dẫn đến giảm lượng khách hàng, giảm doanh thu và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm như Google có thể liệt kê website bị nhiễm mã độc vào danh sách đen, khiến website khó được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, mã độc không chỉ là một mối đe dọa đối với an ninh mạng mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Để bảo vệ website và người dùng, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật hiệu quả và thường xuyên cập nhật các biện pháp phòng ngừa.
Xem thêm: Các lỗi thường gặp khi xây dựng website
Nguyên nhân website bị nhiễm mã độc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mã độc ảnh hưởng đến website. Để bạn nắm rõ hơn về những lý do dẫn đến tình trạng mã độc xâm nhập website, admatrix đã tổng hợp nên list chi tiết dưới đây:
Hosting hoặc tài khoản quản trị có tính bảo mật kém
Hosting kém bảo mật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng website nhiễm độc. Bên cạnh đó, việc đặt tài khoản không có bảo mật hay tài khoản mật khẩu quá dễ đoán cũng khiến các hacker dễ dàng cài mã độc vào website.
Copy nội dung hình ảnh từ những trang web chứa mã độc
Các website hay copy hình ảnh hay những tập tin từ nhiều nguồn trên mạng thường có nguy cơ cao bị nhiễm mã độc. Nguyên nhân là do các nguồn copy không chất lượng bị dính liên kết đến những trang web chứa mã độc.
Các bugs của mã nguồn mở có thể dẫn đến lỗi website bị chèn mã độc
Các bugs của mã nguồn mở có thể gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt là khi chúng ảnh hưởng đến tính bảo mật của trang web. Điều này dẫn đến website có tính bảo mật không cao, tăng nguy cơ website bị chèn mã độc.
Máy tính cá nhân bị nhiễm trojan/virus
Trojan/virus trên máy tính cá nhân là một loại mã độc được thiết kế để kiểm soát máy tính của bạn. Trong đó, trojans thường giả dạng thành phần mềm hợp pháp để lừa người dùng tải về. Khi cài đặt, trojan có thể thực hiện các hành động độc hại như gây hại dữ liệu, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tạo cửa sau để kẻ tấn công truy cập máy tính của bạn.
Phân quyền của thư mục
Thư mục gốc và những thư mục con đang được phân quyền chmod là 750 và 755, thường sẽ có tính bảo mật kém và những website khác cũng có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc được nội dung dữ liệu. Chính điểm yếu này đã tạo cơ hội cho những hacker dễ backdoor lên hosting và chiếm quyền sử dụng hosting.
Bị tấn công có chủ đích
Một trong những nguyên nhân chính khiến website bị nhiễm mã độc là do các cuộc tấn công có chủ đích từ hacker. Những kẻ tấn công này thường có mục tiêu rõ ràng, có thể là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, phá hoại uy tín của website, hoặc thậm chí là tống tiền. Các cuộc tấn công này thường được thực hiện một cách tinh vi, tận dụng các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống, phần mềm hoặc các cấu hình không an toàn.
Hacker có thể sử dụng nhiều phương pháp tấn công khác nhau như:
- SQL injection: Tận dụng lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu để thực thi các câu lệnh SQL độc hại.
- Cross-site scripting (XSS): Tiêm mã độc vào các trang web để đánh cắp thông tin người dùng.
- Zero-day exploit: Tấn công vào các lỗ hổng chưa được vá của phần mềm.
- Brute force: Dùng phần mềm để thử hàng loạt mật khẩu để truy cập trái phép.
- Phishing: Lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân bằng cách gửi email giả mạo.
Để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công có chủ đích, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật toàn diện, thường xuyên cập nhật phần mềm, sử dụng mật khẩu mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, điều này cũng sẽ giúp cải thiện tỉ lệ thêm giỏ hàng website bán hàng thương mại điện tử cho các website doanh nghiêp bán hàng.
Các dấu hiệu nhận biết website bị nhiễm mã độc
Khi website bị nhiễm mã độc, thường sẽ có những biểu hiện bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết:
Tốc độ website chậm
Khi website bị nhiễm mã độc, tốc độ tải trang thường giảm đáng kể. Điều này là do mã độc tiêu tốn tài nguyên hệ thống, làm chậm quá trình xử lý các yêu cầu của máy chủ. Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải chờ đợi lâu để trang web hiển thị đầy đủ.
Hiển thị quảng cáo bất thường
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc nhiễm mã độc là sự xuất hiện của các quảng cáo không mong muốn. Những quảng cáo này thường xuất hiện đột ngột, có nội dung nhạy cảm hoặc liên kết đến các trang web độc hại. Mã độc có thể chèn các đoạn mã quảng cáo vào code của website, khiến chúng hiển thị liên tục, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Website bị chuyển hướng
Khi truy cập vào website, người dùng có thể bị chuyển hướng tự động đến các trang web khác mà không hề mong muốn. Đây là một dấu hiệu cho thấy website đã bị hacker lợi dụng để thực hiện các hoạt động độc hại, chẳng hạn như phân phối mã độc, đánh cắp thông tin hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.
Nội dung website bị thay đổi
Mã độc có thể thay đổi nội dung của website bằng cách chèn thêm các đoạn mã, hình ảnh hoặc văn bản không liên quan. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng của website mà còn gây nhầm lẫn cho người dùng. Ngoài ra, mã độc cũng có thể xóa hoặc làm hỏng dữ liệu quan trọng của website.
Website bị chặn bởi trình duyệt hoặc Google
Nếu website bị nhiễm mã độc nghiêm trọng, các trình duyệt như Chrome, Firefox hoặc Edge có thể hiển thị cảnh báo khi người dùng truy cập. Google cũng có thể loại bỏ website khỏi kết quả tìm kiếm để bảo vệ người dùng khỏi các mối nguy hiểm.
Các giải pháp khắc phục mã độc website
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các vấn đề về lỗi kỹ thuật cho website của khách hàng, Admatrix đã tiếp nhận rất nhiều case về nhiễm mã độc và đã đúc kết ra được các cách khắc phục hiệu quả nhất. Cụ thể là các cách fix lỗi website bị nhiễm mã độc dưới đây:
Kiểm tra máy tính cá nhân
Trước tiên, tiến hành kiểm tra máy tính cá nhân mà bạn thường sử dụng để upload dữ liệu lên trang web. Bởi trong nhiều trường hợp, máy tính cá nhân có thể bị nhiễm virus và tải mã độc hoặc nội dung không lành mạnh lên web. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus để diệt virus online free trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Kiểm tra mã nguồn trang web
Ở công đoạn kiểm tra mã nguồn trang web này, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Sử dụng WebMaster Tools của Google
- Tiến hành đăng nhập vào công cụ Google WebMaster Tools.
- Xác định đường link trang web đang cần kiểm tra.
- Theo dõi hướng dẫn của Google để kiểm tra mã độc. Google sẽ chỉ ra các đường dẫn có mã độc trên trang web của bạn.
- Gỡ mã độc khỏi các file cần thiết hoặc xóa các file không phải bạn tạo ra.
Dùng các công cụ trực tuyến
- Tiến hành truy cập vào trang web mà bạn đang muốn kiểm tra.
- Nhấp chuột phải và chọn “View page source” (Xem mã nguồn trang).
- Tìm tên của theme và plugin trong các đường link của stylesheet và javascript.
- Tên của theme thường nằm ngay sau phần /wp-content/themes/, còn tên của plugin thường nằm ngay sau /wp-content/plugins/.
Dùng các plugin trên WordPress để kiểm tra
- What WordPress Theme Is That
Bạn hãy sử dụng What WordPress Theme Is That để tìm thông tin chi tiết về theme mà một website đang sử dụng. Đây là một công cụ online miễn phí, giúp người dùng nhận biết về các themes wordpress đang được sử dụng trên website. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL vào công cụ này, sau đó công cụ sẽ phân tích mã nguồn và gửi về thông tin chủ đề WordPress đang được sử dụng.
- WordPress Theme Detector
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng WordPress Theme Detector để tìm thông tin chi tiết về theme và các plugin đang được sử dụng trên một website. Ứng dụng này cũng có khả năng phát hiện child theme và parent theme. Để tiến hành, bạn cũng chỉ cần truy cập vào công cụ, sau đó nhập URL Website và chờ phản hồi từ cung cụ này là được.
Kiểm tra mã độc theo phương pháp thủ công
Bên cạnh những giải pháp ở trên, nếu bạn muốn kiểm tra thủ công, hãy thực hiện các bước sau trước khi thực hiện diệt virus trang web:
- Kiểm tra các file và thư mục: Duyệt qua các file và thư mục trên server của bạn. Tìm kiếm các file lạ có tên kỳ lạ hoặc chứa mã độc.
- Kiểm tra mã nguồn HTML: Xem xét mã nguồn HTML của trang web, tìm kiếm các đoạn mã JavaScript hoặc iframe không rõ nguồn gốc.
- Kiểm tra file .htaccess: Kiểm tra file .htaccess để xem xét các quy tắc chuyển hướng hoặc thay đổi cấu hình không mong muốn.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu: Kiểm tra các bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của bạn để tìm kiếm các bản ghi không mong muốn.
- Kiểm tra các plugin và theme: Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy kiểm tra các plugin và theme đã cài đặt, có thể có plugin hoặc theme chứa mã độc.
- Kiểm tra file log: Xem xét các file log của server để tìm kiếm các hoạt động không bình thường.
Đổi password để fix lỗi website bị nhiễm mã độc
Sau khi kiểm tra virus online, bạn cần đổi password để đảm bảo tính bảo mật. Bạn nên thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản liên quan đến trang web, bao gồm SSH, SFTP, cơ sở dữ liệu và tài khoản quản trị trang web.
Upload và tối ưu hóa source code
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn cần tải lên lại mã nguồn trang web từ nguồn tin cậy. Chú ý đảm bảo rằng mã nguồn không bị nhiễm mã độc. Điều này sẽ giúp tối ưu hoá mã nguồn, cải thiện hiệu suất và tăng tính bảo mật tốt nhất.
Yêu cầu Google xét lại
Sau khi quét virus online thành công, bạn có thể sử dụng Google Transparency Report để thông báo với Google rằng website đã hết nhiễm mã độc. Google sẽ xem xét lại và gỡ bỏ cảnh báo không an toàn.
Nhìn chung, tình trạng website nhiễm mã độc thường khá khó khắc phục nếu bạn không có kinh nghiệm xử lý. Để tránh những thiệt hại đáng kể cho website, bạn cần phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời. Cách tốt nhất là bạn nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến hosting, bảo mật website,… để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Plugin quét mã độc website hiệu quả
Cách phòng tránh để website không bị nhiễm mã độc
Website bị nhiễm mã độc sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho website và độ uy tín của doanh nghiệp. Để giảm thiểu tình trạng mã độc gây hại cho website, bạn cần nắm rõ các cách phòng tránh như sau:
- Kiểm tra mã nguồn thường xuyên: Đảm bảo mã nguồn trang web của bạn luôn được cập nhật và không có mã độc. Đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra các tệp tin, plugin, và theme đang sử dụng. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc plugin như Wordfence (đối với WordPress) để quét mã độc.
- Thay đổi mật khẩu định kỳ: Bạn nên đổi mật khẩu đăng nhập và cơ sở dữ liệu thường xuyên. Một mật khẩu mạnh sẽ giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép vào trang web.
- Sao lưu thường xuyên: Thực hiện sao lưu dữ liệu trang web thường xuyên. Trong trường hợp website bị nhiễm mã độc, bạn có thể khôi phục lại dễ dàng từ bản sao lưu.
- Cập nhật các phần mềm và plugin: Đảm bảo rằng các phần mềm và plugin trên trang web luôn được cập nhật mới nhất. Bởi các phiên bản cũ có thể có lỗ hổng bảo mật.
- Sử dụng HTTPS: Sử dụng giao thức HTTPS để mã hóa dữ liệu giữa máy tính của người dùng và máy chủ web. Điều này giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
- Kiểm tra liên kết và tệp tin: Kiểm tra liên kết và tệp tin trên trang web. Tránh sử dụng liên kết đến các trang web không an toàn hoặc tệp tin có khả năng chứa mã độc.
- Thông báo với Google: Nếu bạn phát hiện website của mình bị nhiễm mã độc, thông báo cho Google để họ có thể cập nhật thông tin trên trình duyệt.
- Thuê đơn vị quản trị website uy tín: Việc tự mình quản lý và bảo vệ một website trước những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi là điều không hề dễ dàng. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê một đơn vị quản trị website chuyên nghiệp. Các đơn vị này sở hữu đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về bảo mật website và luôn cập nhật những công nghệ bảo vệ mới nhất.
Hiện tại đang có rất nhiều Website bị chèn Backlink ẩn, content ẩn thông qua mã độc: Nếu website các bạn đang gặp tình trạng trên thì các việc cần làm ngay lúc này:
1. Backup hiện trạng website (tránh trường hợp attacker phá hoại thêm website để gây khó khăn điều tra).
2. Scan mã độc, rà soát bảo mật.
3. Kiểm tra và ghi nhận thời gian các file mới bị thay đổi/upload thời gian gần đây.
4. Phối hợp với Provider để cung cấp thông tin giúp phân tích log, tìm nguyên nhân.
5. Bạn nên dùng kỹ thuật Immutable File (bật bit immutable lên cho toàn bộ file/thư mục) để không cho phép chỉnh sửa, ghi mới vào website. Trừ các thư mục upload ra để upload hình ảnh bài viết bình thường.
6. Thiết lập File Integrity Monitoring để theo dõi sự thay đổi file của website.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều đơn vị có dịch vụ bảo mật website, khắc phục sự tấn công website của mã độc. Trong số đó, Admatrix là một trong những đơn vị được nhiều cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao. Với công nghệ tân tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Admatrix đảm bảo sẽ xử lý nhanh nhất tình trạng website nhiễm mã độc của khách hàng.
Xem ngay: Bảng giá tạo website bán hàng online
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục và phòng tránh tình trạng website bị nhiễm mã độc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích tới bạn và giúp bạn giải quyết được tình trạng nhiễm mã lỗi này. Trường hợp tình trạng website nhiễm mã độc không thể tự xử lý, bạn hãy liên hệ với Admatrix để các chuyên gia kỹ thuật có thể hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!
Đừng bỏ lỡ: Hành trình 100 ngày xây dựng website bán hàng
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Cách cài đặt đo lường chuyển đổi quảng cáo facebook
- Quảng cáo shopee là gì? Hiểu đúng về Shopee Ads
- Theme website là gì? Tìm hiểu và chọn lựa giao diện website phù hợp
- Google My Business là gì? Giải pháp để tối ưu hoạt động hiển thị doanh nghiệp trên GG
- TikTok Partner là gì? Các loại hình đối tác nền tảng TikTok bạn cần biết.
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix