Tầm quan trọng của hoạt động sao lưu dữ liệu website wordpress

Them tieu de 33
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống website WordPress đột ngột biến mất? Một cú click chuột nhầm, một cuộc tấn công mạng, mã độc website bất ngờ, hoặc đơn giản chỉ là một lỗi hệ thống nhỏ có thể khiến bạn mất đi tất cả những gì bạn đã xây dựng. Việc sao lưu dữ liệu website định kỳ chính là chiếc “phao cứu sinh” giúp bạn tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc này. Vậy Backup WordPress website định kỳ là gì? Có những phương pháp backup dữ liệu nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty quảng cáo đa kênh Admatrix sẽ giúp bạn tìm hiểu Sao lưu dữ liệu, tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu WordPress website định kỳ một cách chi tiết nhất!

Tổng quan về việc sao lưu dữ liệu:

Screenshot 2024 09 19 193654

Khái niệm

Bạn có thể hiểu đơn giản backup wordpress là quá trình sao lưu toàn bộ dữ liệu mã nguồn Website WordPress của bạn, rồi cất ở một nơi nào đó. Đồng thời, bạn cũng xuất cơ sở dữ liệu (database) ra thành một tập tin .sql để lưu lại. Trong trường hợp website phát sinh lỗi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống file lưu này để Backup lại website, giúp chúng hoạt động ổn định trở lại.

Tại sao cần back up dữ liệu thường xuyên cho website WordPress?

Screenshot 2024 09 19 193750

Dữ liệu website chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu website bao gồm những thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, nội dung bài viết, hình ảnh sản phẩm…Bởi thế mà việc tiến hành back up cho website là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, các dữ liệu chính quan trọng không thể mất của một website là:
  • Thông tin về bài viết: nguồn dữ liệu trên website rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới các chiển lược marketing của doanh nghiệp chẳng hạn như SEO, Google Ads.
  • Hình ảnh và video: việc phục hồi lại những dữ liệu này tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, bạn nên sao lưu đầy đủ tránh những rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Thông tin dịch vụ và sản phẩm: trên một website thường sẽ cung cấp các tin tức về dịch vụ, hay sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Những thông tin này thường được cập nhật thường xuyên dựa trên tình hình hoạt động của chính doanh nghiệp. Trong từng thời điểm, từng giai đoạn lại có những thông tin cần được lưu trữ và cập nhật mới. Và việc có thể lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu này cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • Các dữ liệu về khách hàng: việc mất một phần, hay toàn bộ thông tin liên quan tới khách hàng, lịch sử mua hàng,… ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Nguy cơ mất đi khách hàng thân thiết, hay khách hàng tiềm năng là điều mà các doanh nghiệp phải đối mặt nếu không chú ý tới sao lưu dữ liệu.
Dữ liệu của một website là những tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh nghiệp. Nếu không may mất dữ liệu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể kể đến như:
  • Đánh mất khách hàng: Dữ liệu khách hàng bị mất đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành.
  • Gián đoạn hoạt động kinh doanh: Việc khôi phục lại toàn bộ dữ liệu website có thể mất rất nhiều thời gian và công sức, gây gián đoạn nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
  • Mất uy tín: Khách hàng sẽ mất niềm tin vào doanh nghiệp khi website hoạt động không ổn định hoặc không thể truy cập được.
  • Thiệt hại về tài chính: Việc mất dữ liệu có thể gây ra thiệt hại về tài chính rất lớn cho doanh nghiệp, bao gồm chi phí khôi phục dữ liệu, chi phí marketing để thu hút lại khách hàng…
  • Rò rỉ thông tin: Nếu dữ liệu bị đánh cắp, thông tin khách hàng có thể bị tiết lộ, gây ra hậu quả nghiêm trọng về pháp lý và uy tín của doanh nghiệp.
Chính vì vậy backup dữ liệu thường xuyên giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi những rủi ro tiềm ẩn như: tấn công mạng, lỗi hệ thống, sự cố phần cứng… Nhờ có bản sao lưu, doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục lại dữ liệu khi gặp sự cố, giảm thiểu tối đa thiệt hại và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định, điều này cũng làm cho website của bạn hoạt động ổn định và giúp giữ chân khách hàng ở lại website một cách hiệu quả.

Cơ chế hoạt động việc backup website:

Backup website là quá trình sao chép toàn bộ dữ liệu của một trang web, bao gồm mã nguồn, cơ sở dữ liệu, hình ảnh, và các tập tin cấu hình khác, vào một vị trí lưu trữ an toàn. Giống như việc sao lưu một tập tin quan trọng trên máy tính, việc backup website giúp bạn bảo vệ dữ liệu khỏi những rủi ro như mất mát do lỗi hệ thống, tấn công mạng, hoặc các sự cố không mong muốn khác.
Cơ chế hoạt động của backup website khá đơn giản. Hệ thống sẽ tự động hoặc thủ công quét toàn bộ dữ liệu trên website và tạo ra một bản sao y hệt. Bản sao này sẽ được lưu trữ ở một nơi khác, có thể là một ổ cứng ngoại bộ, một máy chủ khác, hoặc trên đám mây. Khi xảy ra sự cố, bạn có thể khôi phục lại toàn bộ website từ bản sao lưu này mà không sợ mất dữ liệu quan trọng.
Tóm lại, backup website là một quá trình bảo vệ dữ liệu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ website nào. Việc thực hiện backup thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn và giảm thiểu rủi ro khi gặp sự cố.

Các loại backup phổ biến hiện nay

Sao lưu dữ liệu website hiện nay có rất nhiều loại, mỗi loại được thiết kế sẽ giải quyết được các vấn đề, lỗ hổng và nhu cầu lưu trữ khác nhau. Trước khi sao lưu dữ liệu, bạn cần đánh giá dung lượng, khả năng mạng và những gì mong muốn sao lưu để tìm ra loại backup phù hợp nhất. Dưới đây là các loại backup bạn có thể áp dụng cho dữ liệu của mình.

Loại 1: Full backup (Sao lưu toàn bộ)

Là hình thức sao lưu tất cả các file, thư mục đã chọn. Đây là quá trình sao lưu nội dung toàn diện nhất, đồng thời cũng là cách mất nhiều thời gian và yêu cầu dung lượng hơn cả.
Screenshot 2024 09 19 192804
Ưu điểm:
  • Dữ liệu sẽ được đặt ở cùng một nơi, không mất nhiều thời gian khi khôi phục.
  • Dễ dàng duy trì và khôi phục các bản backup khác nhau.
Nhược điểm:
  • Full backup tốn nhiều thời gian hoàn thành hơn.
  • Việc chạy các bản backup toàn bộ lặp đi lặp lại sẽ tốn nhiều dung lượng lưu trữ.

Loại 2: Incremental Backup (sao lưu tăng dần)

Là bản backup tất cả các thay đổi đối với dữ liệu kể từ lần backup dữ liệu cuối cùng được thực hiện. Với cách backup này, bản cuối cùng sẽ là bản đầy đủ với việc lặp lại các bản nhỏ hơn (tăng dần) để bổ sung dữ liệu được thay đổi theo thời gian.
Screenshot 2024 09 19 192812
Ưu điểm:
  • Backup tăng dần nhanh hơn vì chỉ sao lưu dữ liệu thay đổi mới.
  • File lưu không bị trùng lặp và sử dụng ít dung lượng bộ nhớ.
Nhược điểm:
  • Việc khôi phục dữ liệu chậm hơn do dữ liệu tăng dần phải được đưa vào các bản backup trước đó. Đây là một quá trình liên quan tới nhau.

Loại 3: Differential backup (sao lưu riêng biệt)

Screenshot 2024 09 19 192820

Với bản sao lưu riêng biệt, một bản sao lưu toàn bộ được hoàn thành trước và các bản sau ghi lại những thay đổi được thực hiện kể từ bản toàn bộ đó.
Ưu điểm:
  • Sao lưu nhanh hơn bản full.
  • Tối ưu dung lượng lưu trữ và thời gian khôi phục.
Nhược điểm:
  • So với backup tăng dần thì chậm hơn.

Loại 4: Mirror backup (sao lưu nhân bản)

Là bản sao lưu chính xác được tạo từ những dữ liệu gốc. Khi file trong dữ liệu gốc bị xóa, file đó cuối cùng cũng sẽ bị xóa khỏi bản sao lưu nhân bản này.
Screenshot 2024 09 19 192828
Ưu điểm: Tiết kiệm dung lượng lưu trữ vì không chứa file cũ và lỗi thời.
Nhược điểm: Nếu file gốc vô tình bị xóa, bản nhân bản cũng sẽ bị mất và việc backup dữ liệu sẽ không thực hiện được.

Loại 5: Backup local (sao lưu cục bộ)

Screenshot 2024 09 19 192836

Là bất kỳ bản nào khác mà phương tiện lưu trữ được giữ gần trong khu vực văn phòng, tòa nhà,… nơi mà chúng được gọi là cục bộ. Bản sao lưu này thường được lưu trữ trong ổ cứng chuyên dụng và được cắm trực tiếp vào máy tính nguồn sao lưu.
Ưu điểm:
  • Khả năng bảo vệ dữ liệu an toàn khỏi các cuộc tấn công virus, lỗi ổ cứng, vô ý xóa dữ liệu.
  • Dễ khôi phục.
Nhược điểm: Có nguy cơ xảy ra thảm họa tự nhiên thì nguồn dự phòng cũng bị ảnh hưởng.

Loại 6: Backup online (backup cloud)

Screenshot 2024 09 19 192843

Hay còn được gọi là backup cloud là bản được thực hiện định kỳ vào các phương tiện lưu trữ được kết nối liên tục với thiết bị sao lưu. Phương tiện lưu trữ thường được đặt bên ngoài và có kết nối liên tục với nguồn backup qua internet. Cách lưu trữ này không yêu cầu sự can thiệp của con người để ổ đĩa drive hoặc cable để chạy bản backup. Đây cũng là loại backup đang ngày càng phổ biến trên thị trường.
Ưu điểm:
  • Khả năng bảo vệ dữ liệu tối đa trước thiên tai và trộm cắp.
  • Giảm nguy cơ mất dữ liệu do cần ít tương tác của con người và việc sao lưu được diễn ra nhiều lần.
Nhược điểm:
  • Chi phí cao hơn.
  • Một vài bản backup đầu có thể diễn ra chậm, kéo dài tùy thuộc vào lượng dữ liệu muốn backup và tốc độ internet.
Ngoài các loại backup trên, bạn có thể gặp một số hình thức khác như: Back Up PC full (sao lưu PC toàn bộ), Backup offsite (sao lưu ngoài), Backup remote (sao lưu từ xa), Backup FTP (sao lưu FTP),…
Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn có thể kết hợp nhiều loại backup. Ví dụ, thực hiện backup toàn phần hàng tháng, backup tăng phần hàng tuần và backup vi phần hàng ngày.

Hướng dẫn Back up dữ liệu cho website

Dưới đây là các cách sao lưu dữ liệu cho website wordpress, thông thường sẽ có 3 cách sao lưu:

Backup WordPress thông qua Hosting

Tùy chọn đầu tiên là chỉ cần chọn một công ty hosting hoàn thành việc backup website hàng ngày, đầy đủ cho website WordPress của bạn.
Ví dụ: Hosting Cao Cấp cung cấp backup tự động hàng ngày cho tất cả các file, theme và plugin cốt lõi của WordPress cũng như cơ sở dữ liệu của bạn (bao gồm tất cả các media của bạn). Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu backup của riêng mình bất kỳ lúc nào (như trước khi cập nhật WordPress hoặc khi thay đổi theme).
Nếu bạn muốn đưa các bản backup do nhà cung cấp dịch vụ hosting quản lý lên cấp độ tiếp theo, hãy đăng nhập thường xuyên và tải xuống bản sao file zip của riêng bạn để giữ trên ổ cứng của riêng bạn.

Backup website WordPress thủ công

Thư mục WordPress chứa các thư mục con, ví dụ: wp-content, wp-include, v.v. và các file, ví dụ: wp-config.php, các file theme và plugin, v.v. được yêu cầu bởi website WordPress của bạn. Folder wp-content chứa tất cả các theme, plugin, bộ nhớ cache và nội dung tải lên của bạn cùng những thứ khác. Bạn không thể để mất dữ liệu này. Wp-admin chứa tất cả các file theo yêu cầu của khu vực admin WordPress của bạn, vì vậy bạn cũng không thể để mất file này. Folder wp-include chứa các file lõi WordPress. Đây là folder chứa tất cả các code WordPress chính. Bạn chắc chắn không muốn mất code này.

Bước 1: Backup các file WordPress

Để tạo bản sao các file WordPress, bạn chỉ cần tải xuống toàn bộ thư mục WordPress của mình. Để làm điều này, bạn hãy đăng nhập vào server của mình thông qua cPanel hoặc sử dụng chương trình SFTP.
Screenshot 2024 09 19 192852

Backup WordPress qua cPanel

Bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng phần mềm cPanel một cách nhanh chóng theo quy trình sau:
  • Đăng nhập vào web host của bạn và điều hướng đến cPanel. Đối với hầu hết các web host, cPanel thường là trang đầu tiên bạn gặp khi đăng nhập
  • Điều hướng đến File Manager, sẽ dẫn bạn đến public_html hoặc Thư mục Home
Ở đây, hãy tìm thư mục WordPress của bạn. Đây là folder bạn muốn backup
  • Tuy nhiên, bạn phải nén folder WordPress trước khi tải xuống.
  • Nhấp vào thư mục WordPress và chọn Compress từ thanh menu. Hoặc nhấp chuột phải vào folder và chọn Compress từ tùy chọn trên drop-down menu
  • Chọn kiểu nén, ví dụ: ZIP, Tar, GZIP, v.v. từ hộp thoại mở ra. Tôi luôn sử dụng kho lưu trữ ZIP
  • Sau đó, chỉ cần nhấn vào nút Compress Files và đợi quá trình chạy. Server sẽ lưu folder WordPress nén của bạn.
  • Nhấp vào kho lưu trữ bạn vừa tạo và chọn Download từ menu. Hoặc là nhấp chuột phải vào kho lưu trữ và chọn Download.
  • Chọn một vị trí an toàn trên đĩa cứng và lưu bản backup website WordPress của bạn
Mẹo: Tải bản backup lên tài khoản Dropbox của bạn, Google Drive, ghi vào đĩa DVD / CD, gửi qua email, v.v. – chỉ cần đảm bảo bạn có nhiều bản sao để bạn không bị mất trang web của mình nếu một trong các bản backup bị hỏng.
Nếu web host của bạn sử dụng control panel khác, ví dụ: vDeck, Plesk, v.v., bạn chỉ cần tìm File Manager và làm theo quy trình, tức là Locate File Manager > Locate your WordPress directory > Compress > Download.
Bạn nên sử dụng File manager phổ biến như FileZilla hoặc Transmit vì chúng nhẹ và dễ sử dụng. Trước tiên, bạn cần cài đặt ứng dụng trên máy tính của mình và truy xuất thông tin xác thực đăng nhập SFTP từ tài khoản hosting của bạn.

Backup qua SFTP

Tiếp theo, đăng nhập vào file manager mà bạn chọn (chúng tôi đang sử dụng Transmit trong ví dụ này) và nhập thông tin chi tiết cho trang web bao gồm nickname, website url, username và mật khẩu SFTP của bạn và thay đổi số port thành 2222.
Khi bạn đã đăng nhập, bạn sẽ thấy tất cả các file WordPress của bạn. Chọn tất cả các file, nhấp chuột phải và chọn tùy chọn để “Download Selected Items”. Sau khi tải xuống, hãy đảm bảo rằng các file đã được nén và đặt tên dễ nhớ cho file.

Bước 2: Backup cơ sở dữ liệu WordPress

Bây giờ bạn đã có một backup mới của các file WordPress của mình, hãy backup cơ sở dữ liệu WordPress của bạn, như vậy bạn có thể có một bản backup đầy đủ để sử dụng khi cần thiết. Điều này cũng rất dễ dàng.
Chỉ cần điều hướng đến hosting panel của bạn và định vị phpMyAdmin. Nó dành cho người dùng cPanel, nó sẽ nằm trong Database Tools:
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hosting của bạn, nó có thể nằm ở nơi khác. Ví dụ: người dùng WP Engine có thể xác định vị trí phpMyAdmin của họ từ bảng điều khiển người dùng chính bằng cách nhấp vào biểu tượng chữ V bên cạnh (các) cài đặt của bạn:
Khi bạn đăng nhập vào phpMyAdmin, bạn sẽ thấy một bảng quản trị chính:
Chọn tab Databases để liệt kê các cơ sở dữ liệu của bạn. Nếu bạn đã cài đặt website WordPress bằng các nền tảng của bên thứ ba như Softaculous hoặc Mojo Marketplace, bạn có thể không biết nên làm việc với cơ sở dữ liệu nào. Từ File Manager, điều hướng đến thư mục WordPress và tìm file wp-config.php. Nhấp chuột phải vào file và chọn chế độ xem. Trong cửa sổ mở ra, bạn cần xác định dòng này:
define(‘DB_NAME’, ‘database_name’);
Tên cơ sở dữ liệu của bạn là giá trị có trong bộ dấu ngoặc kép thứ hai, là ‘database_name’ trong ví dụ ở trên. Hãy định vị cơ sở dữ liệu của bạn trong phpMyAdmin. Bấm vào cơ sở dữ liệu để mở nó. Bạn sẽ thấy một cái gì đó chẳng hạn như:
Chọn tất cả các table bạn muốn backup bằng cách đánh dấu vào các checkbox. Nhấp vào “Check All” ở dưới cùng để chọn tất cả cùng một lúc. Khi bạn đã chọn các table, hãy nhấp vào tab Export. Chọn phương thức xuất và đặt định dạng thành SQL:
Nhấn nút “Go” và lưu cơ sở dữ liệu của bạn trong một folder an toàn trên PC của bạn. Hãy nhớ lưu các bản sao ở cùng vị trí mà bạn đã lưu các bản sao của các file WordPress của mình.
Mẹo: Bạn có thể tạo bản backup thường xuyên tùy thuộc vào tần suất đăng lên website WordPress của bạn. Nếu bạn đăng hơn 50 bài đăng mỗi ngày, bạn cần tạo bản backup thường xuyên hơn so với người đăng bài mỗi tháng một lần. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem hosting của bạn có cung cấp giải pháp backup đáng tin cậy hay không.

Backup WordPress bằng plugin

Các backup plugin WordPress sẽ giúp bạn dễ dàng tạo các bản backup đáng tin cậy cho trang website WordPress của mình. Cách này đặc biệt phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là người mới bắt đầu. Một số plugin miễn phí được nhiều người tin dùng như:

WPvivid Pro Backup & Migrate

Nếu bạn đang tìm kiếm một backup plugin, di chuyển, dàn dựng và khôi phục toàn diện với tích hợp lưu trữ đám mây thì bạn nên chọn WPvivid. Backup Plugin WordPress này bao gồm các tính năng mạnh mẽ để thực hiện và lên lịch backup, gửi bản backup tới bộ lưu trữ đám mây mà bạn chọn (Dropbox, Google Drive, Amazon S3, SFTP, v.v.), dễ dàng di chuyển toàn bộ trang web của bạn hoặc chọn file,
WPvivid bắt đầu từ $ 199 (phí một lần) để có quyền truy cập vào tất cả các tính năng tuyệt vời của plugin. Họ có cung cấp bản dùng thử miễn phí 14 ngày, cũng như phiên bản rút gọn trên WordPress.org nếu bạn muốn dùng thử trước khi mua.

Jetpack Backup

Jetpack Backup là giải pháp backup real-time tốt nhất cho các trang website WordPress. Nó có thể giúp bạn thực hiện các bản backup tự động hàng ngày cũng như các bản backup theo thời gian thực của toàn bộ website của bạn. Các bản backup có thể được khôi phục bằng một cú nhấp chuột từ desktop hoặc thiết bị di động của bạn.
Nếu bạn chọn gói real-time backup, bạn sẽ có thể khôi phục trang web của mình từ bất kỳ điểm backup nào. Điều này đặc biệt hữu ích cho các trang web thương mại điện tử. Các tính năng khác mà Jetpack Backup cung cấp bao gồm một kho lưu trữ backup trong 30 ngày và nhật ký các thay đổi của trang web. Jetpack Backup có giá từ $ 8 mỗi tháng.

BackupBuddy Premium WordPress Plugin

Backup Plugin WordPress cao cấp thứ hai trong danh sách của chúng tôi là BackupBuddy của iThemes. Bạn có thể sử dụng plugin để tạo toàn bộ cơ sở dữ liệu và backup file, và / hoặc di chuyển trang web của bạn sang server khác một cách dễ dàng.
Bạn có thể backup website WordPress của mình vào đĩa cứng và một loạt các dịch vụ lưu trữ bên ngoài bao gồm Amazon Web Services, Rackspace, email, FTP, Dropbox và BackupBuddy Stash ….

Duplicator Free WordPress Plugin

Với hơn 1 triệu lượt cài đặt đang hoạt động, Duplicator không đơn thuần là backup plugin thông dụng. Về cơ bản, Duplicator giúp bạn sao chép hoặc di chuyển dữ liệu của mình sang một vị trí khác một cách dễ dàng. Tính năng chính này làm cho nó trở thành một giải pháp backup WordPress mạnh mẽ.
Mặc dù nó sẽ không cho phép bạn lên lịch backup, nó sẽ tự động kết xuất cơ sở dữ liệu của bạn vào một tệp SQL và lưu nó vào một kho lưu trữ ZIP cùng với các file WordPress của bạn. Sau đó, nó tạo một file PHP đặc biệt cho phép bạn cài đặt lại bản backup một cách dễ dàng. Chỉ cần tải lên file nén ZIP và file PHP lên server của bạn, và phần còn lại là hết sức dễ dàng. Checkout Duplicator Pro bổ sung nhiều tính năng hơn bao gồm lịch trình backup, liên kết lưu trữ đám mây, thông báo qua email, hỗ trợ chuyên nghiệp, v.v….

BackWPup Free WordPress Plugin

BackWPup là một backup plugin WordPress phổ biến giúp bạn tạo các bản backup WordPress hoàn chỉnh cho trang WordPress của mình. Và plugin này kết nối với các vị trí lưu trữ bên ngoài như Dropbox, Amazon S3, FTP, RackSpace Cloud….
Bạn có thể lên lịch backup đầy đủ nghĩa là toàn bộ trang website WordPress, file và tất cả mọi thứ của bạn sẽ luôn an toàn. Hơn nữa, bạn có thể kiểm tra / sửa chữa và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của mình.

UpdraftPlus Backup and Restoration Free WordPress Plugin

Một trong những backup plugin WordPress được xếp hạng cao nhất, UpdraftPlus thêm sự thú vị và dễ dàng để backup trang website WordPress của bạn. Với một số tính năng hấp dẫn bao gồm backup vào Amazon S3, Google Drive, FTP, Dropbox, email và các tùy chọn lưu trữ khác, khôi phục nhanh chóng, lên lịch, trình sao chép trang web, khả năng chia các trang web lớn thành nhiều kho lưu trữ…. Và các nhà phát triển cũng cung cấp một phiên bản pro khá tốt nếu bạn đang tìm kiếm nhiều tính năng hơn.
Bên cạnh plugin backup WordPress, để website trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người dùng, bạn cần phải cài đặt rất nhiều những plugin khác. Hiện nay, Vietnix đang có chính sách tặng toàn bộ Theme/Plugin bản quyền có ích cho WordPress như: RankMath Pro, WPML, WP Smush Pro,… khi khách hàng đăng ký dịch vụ Hosting/VPS tại đây.

Một vài lưu ý nên biết trước khi backup dữ liệu

Trước khi thực hiện sao lưu dữ liệu bạn cần nắm những thông tin sau để quá trình sao lưu diễn ra nhanh chóng hơn, cụ thể:

Xác định mức độ quan trọng của dữ liệu

Dữ liệu là yếu tố rất quan trọng đối với cá nhân hay doanh nghiệp. Chính vì thế backup dữ liệu là việc cần thiết và cấp bách để bảo đảm dữ liệu an toàn. Với những loại dữ liệu khác nhau, đầu tiên bạn cần xác định mức độ quan trọng của dữ liệu để lựa chọn các hình thức khôi phục phù hợp.

Nắm bắt mức độ xảy ra rủi ro

Nắm bắt độ rủi ro khi backup dữ liệu là gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất dữ liệu, do vậy doanh nghiệp đưa ra những giải pháp xử lý khi rủi ro này xảy ra. Việc đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra các giải pháp là điều cần thiết, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Lên kế hoạch khôi phục dữ liệu

Khi đã đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy ra với những với mỗi loại dữ liệu quan trọng. Tiếp theo bạn cần lên chiến lược để khôi phục dữ liệu. Nhằm đảm bảo được tất cả dữ liệu cơ sở hạ tầng đều được khôi phục lại sau sự cố.

Lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu phù hợp

Bạn nên lựa chọn giải pháp sao lưu trực tuyến nhằm đem đến sự hiệu quả cao hơn bởi bạn có thể khôi phục ngay, tận dụng tối đa tài nguyên và tối ưu được ngân sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy mô của doanh nghiệp để có thể lựa chọn các phương án phù hợp.

Đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định

Quá trình cần cài đặt lại hệ điều hành, các bản cập nhật, ứng dụng,… có thể mất nhiều thời gian. Do đó, kho bạn hiểu được tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu, hãy xây dựng và phát triển hệ thống ổn định và tương thích. Nếu hệ thống xảy ra lỗi trong quá trình khôi phục dữ liệu thì doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian phục hồi.

Bảo vệ hạ tầng mạng

Bảo vệ hạ tầng mạng là việc rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức. Bảo vệ hạ tầng mạng là quá trình liên tục nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn và các hệ thống và ứng dụng của doanh nghiệp tránh khỏi các mối đe dọa mạng. Mục đích của bảo vệ hạ tầng mạng là ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với những cuộc tấn công mạng.

Kết luận

Back up dữ liệu website là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là việc cần thực hiện thường xuyên nếu không muốn mất dữ liệu, không thể khôi phục lại được. Việc tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng, đồng thời cũng có cách để back up dữ liệu cho mỗi website chuẩn xác để áp dụng hiệu quả theo nhu cầu. Thông qua đó có đầy đủ dữ liệu cần thiết cho website để sử dụng khi cần, giảm thiểu tối đa những thiệt hại xuất hiện xuất hiện trở nên dễ dàng như yêu cầu.
Ngoài ra, Tại Admatrix giải pháp thiết kế website doanh nghiệp và dịch vụ chăm sóc website – Thúc đẩy doanh số nhanh chóng, nếu cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại liên hệ với Admatrix nhé!
Xin cho mình đánh giá post

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix