SSL Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chứng Chỉ SSL Đối Với Website

Them tieu de 32
Trong quá trình xây dựng website bán hàng, nơi mà thông tin cá nhân trở nên vô cùng quý giá, việc bảo vệ dữ liệu trên Internet là một ưu tiên hàng đầu. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao khi truy cập vào các trang web ngân hàng, thương mại điện tử, bạn lại thấy một ổ khóa nhỏ xuất hiện trên thanh địa chỉ? Đó chính là biểu tượng của SSL – một công nghệ bảo mật giúp đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch trực tuyến.
Ngoài việc sử dụng các giải pháp để phòng mã độc website thì sự ra đời của SSL nhằm tạo nên một môi trường trao đổi thông tin trên internet an toàn cho các tổ chức và người dùng. Với nhu cầu về bảo mật thông tin ngày càng cao hiện nay thì việc thiết lập SSL cho website là điều cần thiết. Vậy SSL là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho các website? Trong bài viết này, Công ty chuyên cung cấp giải pháp quảng cáo Admatrix sẽ giới thiệu tổng quan về SSL Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chứng Chỉ SSL Đối Với Website một cách chi tiết nhất!

Tìm hiểu về Chứng chỉ SSL

Screenshot 2024 09 14 195549 2

Khái niệm

SSL được viết tắt của Secure Sockets Layer là tiêu chuẩn công nghệ bảo mật toàn cầu cho phép tạo ra một liên kết được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (Web Server) và trình duyệt (Browser). Liên kết này đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt luôn duy trì một cách riêng tư, an toàn và bảo mật.
Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho hàng triệu website trên toàn thế giới. Nó giúp bảo vệ dữ liệu được truyền đi trên môi trường Internet được riêng tư và an toàn.

Các thành phần của chứng chỉ SSL

Screenshot 2024 09 14 200358

Mỗi loại SSL sẽ có những thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung các loại SSL đều có những thành phần cơ bản sau:
  • CSR (Certificate Signing Request): Là đoạn text chứa thông tin của chủ sở hữu tên miền được mã hóa và được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ SSL để xác nhận.
  • CRT (Certificate): Là thành phần được trả về cho người đăng ký sau khi CSR được xác nhận. Nếu CSR được tạo ra với mục đích là làm cho nhà cung cấp SSL tin cậy website với thông tin được mã hoá mà nó chứa, thì CRT là cái để trình duyệt tin tưởng.
  • Khóa riêng (Private Key): Là file mã hoá được sinh ra cùng lúc với quá trình tạo CSR. Hiểu đơn giản, khóa riêng là chìa khoá để mở khoá thông tin được mã hoá ở CRT.
  • CA (Certificate Authority hoặc Certification Authority): Là cơ quan hay tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL.

Vai trò của SSL

Vì là một chứng chỉ bảo mật dữ liệu được truyền đi trên môi trường internet nên việc thiết lập SSL cho website mang lại rất nhiều lợi ích cho cả website đó và người dùng. Một số lợi ích có thể kể đến của chứng chỉ SSL đó là:

SSL mã hóa thông tin

Khi thiết lập SSL cho website, các thông tin được truyền đi giữa các thiết bị sẽ được mã hóa và không thể đọc được ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Nhờ đó mà hacker và những kẻ lấy cắp không thể đọc hay lấy trộm thông tin. Các thông tin được mã hóa có thể là bất cứ thứ gì, chẳng hạn như thông tin trên thẻ tín dụng, mật khẩu,…

SSL cung cấp tính xác thực

SSL là gì và SSL cung cấp tính xác thực như thế nào? Nhà cung cấp SSL đáng tin cậy sẽ chỉ cấp một chứng chỉ SSL cho website được xác nhận đã vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính. Việc này nhằm tránh trường hợp kẻ xấu có ý đồ mạo danh website của công ty uy tín nào đó để ăn cắp thông tin của người dùng.

SSL giúp tăng uy tín cho website

SSL là gì và tại sao SSL lại giúp tăng tuy tín cho Website? Với chứng chỉ SSL, các trình duyệt web sẽ thông báo cho người dùng những tín hiệu để biết rằng họ đang truy cập vào một trang web uy tín. Đó có thể là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng website của bạn hơn và tăng khả năng mua hàng, gắn bó với website.

SSL hỗ trợ cho SEO

Google đã công bố rằng HTTPS là một tiêu chí để xếp hạng website. Nghĩa là khi đưa ra kết quả cho người tìm kiếm, Google sẽ ưu tiên xếp hạng cho các trang web có SSL hơn trang web cùng loại nhưng không có SSL. Chính vì thế, nếu website của bạn không đăng ký chứng chỉ SSL thì sẽ rất khó để có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm.
Tóm lại, các thành phần của chứng chỉ SSL cùng làm việc để tạo ra một kết nối an toàn và đáng tin cậy giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng, bảo vệ thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng…

Cách hoạt động của SSL là gì?

Screenshot 2024 09 14 200534

SSL hoạt động thông qua việc sử dụng mã khóa công khai để truyền dữ liệu an toàn giữa máy chủ và trình duyệt. Thông thường, mã khóa công khai bao gồm khóa riêng và khóa công khai. Các khóa này rất cần thiết trong việc mã hóa và giải mã dữ liệu một cách tương ứng.
Cách thức hoạt động của SSL như sau:
Khi người dùng kết nối với một trang web có sử dụng dịch vụ SSL, ứng dụng của người dùng sẽ yêu cầu khóa công khai của máy chủ để đổi lấy khóa công khai của chính nó. Việc trao đổi khóa công khai này là cách để cả hai bên mã hóa các tin nhắn mà chỉ bên kia mới đọc được. Hiểu một cách đơn giản, khi người dùng gửi tin nhắn đến máy chủ, ứng dụng của người dùng mã hóa tin nhắn bằng cách sử dụng khóa công khai của máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ sử dụng khóa riêng của chính nó để nhận tin nhắn của người dùng và giải mã nó. Tin nhắn được gửi trở lại trình duyệt cũng được mã hóa theo cách tương tự bằng cách sử dụng khóa công khai do ứng dụng của người dùng tạo.

Các loại chứng chỉ SSL phổ biến:

Chứng chỉ SSL không chỉ đơn thuần là một “lá chắn” bảo mật, mà còn phản ánh mức độ uy tín và tin cậy của một website. Dựa trên mức độ xác thực, chứng chỉ SSL được chia thành các loại sau:

Chứng chỉ SSL xác thực tên miền (Domain Validation – DV SSL):

  • Mức độ xác thực: Thấp nhất trong các loại chứng chỉ.
  • Quá trình xác thực: Chỉ cần xác minh quyền sở hữu tên miền.
  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, quá trình cấp phát nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Mức độ bảo mật thấp nhất, không xác minh thông tin về tổ chức.
  • Sử dụng cho: Các website cá nhân, blog, hoặc các website không cần mức độ bảo mật cao.

Chứng chỉ SSL xác thực tổ chức (Organization Validation – OV SSL):

  • Mức độ xác thực: Cao hơn DV SSL.
  • Quá trình xác thực: Ngoài việc xác minh tên miền, còn xác minh thông tin về tổ chức như tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Ưu điểm: Mức độ bảo mật cao hơn DV SSL, tăng sự tin tưởng của khách hàng.
  • Nhược điểm: Giá thành cao hơn DV SSL, quá trình cấp phát lâu hơn.
  • Sử dụng cho: Các doanh nghiệp, tổ chức muốn tăng cường uy tín và bảo mật cho website.

Chứng chỉ SSL xác thực mở rộng (Extended Validation – EV SSL):

  • Mức độ xác thực: Cao nhất trong các loại chứng chỉ.
  • Quá trình xác thực: Yêu cầu xác minh thông tin một cách nghiêm ngặt, bao gồm kiểm tra hồ sơ kinh doanh, giấy phép hoạt động,…
  • Ưu điểm: Mức độ bảo mật cao nhất, tăng đáng kể sự tin tưởng của khách hàng. Thanh địa chỉ trình duyệt sẽ hiển thị tên tổ chức màu xanh lá cây.
  • Nhược điểm: Giá thành cao nhất, quá trình cấp phát lâu nhất.
  • Sử dụng cho: Các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các cửa hàng thương mại điện tử lớn cần đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng.
Có thể nói, khi xây dựng website, ngoài việc khai báo website với công cụ tìm kiếm thì việc sử dụng chứng chỉ SSL không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật mà còn là một yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin của khách hàng và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Khi lựa chọn chứng chỉ SSL, admatrix khuyên bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu và ngân sách của mình.

Quy trình cài đặt và kiểm tra chứng chỉ SSL

Cài đặt chứng chỉ SSL là một quá trình kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác cao. Quy trình này thường khác nhau tùy thuộc vào loại máy chủ web (Apache, Nginx, IIS…) và nhà cung cấp hosting. Tuy nhiên, dưới đây là các bước chung thường được thực hiện:

Các bước cài đặt SSL:

Bạn có thể tham khảo các thao tác sau:

Bước 1: Mua chứng chỉ SSL:

  • Chọn nhà cung cấp: Lựa chọn một nhà cung cấp chứng chỉ SSL uy tín như Comodo, DigiCert, Let’s Encrypt,…
  • Chọn loại chứng chỉ: Tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách, chọn loại DV, OV hoặc EV.
  • Cung cấp thông tin: Cung cấp các thông tin cần thiết như tên miền, thông tin tổ chức (đối với OV và EV),…
  • Kiểm chứng quyền sở hữu: Thực hiện các bước kiểm chứng quyền sở hữu tên miền theo yêu cầu của nhà cung cấp (thường bằng cách đặt file xác thực vào thư mục gốc của website hoặc xác minh qua DNS).

Bước 2: Tạo yêu cầu ký chứng chỉ (CSR):

  • Truy cập vào giao diện quản lý máy chủ: Tìm đến phần quản lý SSL/TLS.
  • Tạo CSR: Điền đầy đủ thông tin yêu cầu, bao gồm tên miền, thông tin tổ chức (nếu có),…
  • Lưu file CSR: Lưu file CSR này, bạn sẽ cần nó để gửi cho nhà cung cấp chứng chỉ.

Bước 3: Nhận chứng chỉ:

Nhận file chứng chỉ: Sau khi hoàn tất quá trình kiểm chứng, bạn sẽ nhận được một file chứa chứng chỉ SSL (thường là định dạng .crt hoặc .cer), khóa riêng (private key) và các file trung gian (intermediate certificates).

Bước 4: Cài đặt chứng chỉ vào máy chủ:

  • Truy cập giao diện quản lý máy chủ: Tìm đến phần quản lý SSL/TLS.
  • Upload chứng chỉ: Upload file chứng chỉ, khóa riêng và các file trung gian vào đúng vị trí.
  • Cấu hình: Cấu hình máy chủ để sử dụng chứng chỉ SSL mới. Các bước cấu hình cụ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại máy chủ.

Cách kiểm tra SSL

Các bước thực hiện khá đơn giản như sau:

Phương pháp 1:

  • Bước 1: Truy cập trang web của bạn
  • Bước 2: Nhấp vào Biểu tượng Khóa và Chọn Tùy chọn Certificate
  • Bước 3: Bạn đến Tab Chung, Kiểm tra các Chi tiết như Issued for, Issued By Valid From and Valid To.
  • Bước 4: Trong Tab Details, Kiểm tra Tất cả Chi tiết Cho dù Giá trị có Hiện tại hay Không.

Phương pháp 2:

  • Bước 1: Bạn đến Công cụ chẩn đoán cài đặt SSL Checker Online của Trang web Digicert
  • Bước 2: Vui lòng nhập địa chỉ trang web của mình
  • Bước 3: Nhấn nút kiểm tra máy chủ.
Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra trên, bạn có thể đảm bảo rằng website của mình được bảo vệ an toàn và tạo được niềm tin cho khách hàng.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều đơn vị có dịch vụ bảo mật website, khắc phục sự tấn công website của mã độc và vận hành bảo vệ website. Trong số đó, Admatrix là một trong những đơn vị được nhiều cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao. Với công nghệ tân tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Admatrix đảm bảo sẽ xử lý nhanh nhất tình trạng website nhiễm mã độc của khách hàng.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng SSL:

Screenshot 2024 09 14 200649

Sau đây là những giải đáp cho các câu hỏi thường gặp nhất:

Có nên sử dụng SSL miễn phí không?

Nếu bạn dùng SSL miễn phí sẽ ảnh hưởng đến SEO. Google sẽ đánh giá không cao, mức index thấp. Đặc biệt là không thể xác định được danh tính của tổ chức, doanh nghiệp. Những chứng chỉ SSL miễn phí không thể đảm bảo được kẻ mạo dụng danh tính. Hầu hết các vấn đề liên quan đến bảo mật an ninh mạng sẽ cần nhiều chi phí. Chứng nhận SSL miễn phí sẽ chẳng thể bảo đảm hết quyền lợi và độ an toàn cho website của bạn. Trong quá trình sử dụng giao thức SSL miễn phí còn có thể gây ra Các lỗi thường gặp khi xây dựng website như 404 trong quá trình mã hóa. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến một số lỗ hổng an ninh khác.

SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau ra sao?

Cả hai loại chứng chỉ đều giúp bảo vệ dữ liệu truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt, nhưng chúng có những điểm khác biệt đáng kể:
SSL miễn phí thường được cung cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận như Let’s Encrypt. Loại chứng chỉ này có những ưu điểm như:
  • Miễn phí: Bạn không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào để sử dụng.
  • Dễ dàng cài đặt: Quá trình cấp phát và cài đặt thường nhanh chóng và đơn giản.
  • Bảo mật cơ bản: Đảm bảo kết nối an toàn giữa máy chủ và trình duyệt.
Tuy nhiên, SSL miễn phí cũng có những hạn chế:
  • Thời hạn ngắn: Thường chỉ có hiệu lực trong vòng 90 ngày, bạn cần phải gia hạn định kỳ.
  • Hạn chế về tính năng: Không có nhiều tùy chọn cấu hình và tính năng bổ sung như SSL trả phí.
  • Mức độ xác thực thấp: Thường chỉ xác minh quyền sở hữu tên miền, không xác minh thông tin tổ chức.
  • Ít hỗ trợ: Khi gặp vấn đề, bạn có thể không nhận được hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
SSL trả phí được cung cấp bởi các công ty bảo mật như Comodo, DigiCert, GeoTrust. Loại chứng chỉ này thường có giá cao hơn nhưng đi kèm với nhiều lợi ích:
  • Thời hạn dài: Có thể lên đến 2-3 năm, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Nhiều tính năng: Hỗ trợ nhiều tính năng bổ sung như Wildcard SSL, SAN SSL, bảo hiểm trách nhiệm,…
  • Mức độ xác thực cao: Xác minh thông tin tổ chức một cách nghiêm ngặt, tăng độ tin cậy cho website.
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp: Bạn sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp.

Kết luận

Có thể thấy, chứng chỉ SSL đóng vai quan trọng đối với một website. Với nhu cầu bảo mật thông tin ngày càng cao hiện nay thì việc thiết lập SSL cho website là rất cần thiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được SSL là gì và vai trò quan trọng của nó trong việc bảo mật thông tin. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về chứng chỉ SSL và các kiến thức liên quan tới website tại trang web của Admatrix Agency.
Xin cho mình đánh giá post

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix