Tổng hợp các thuật ngữ quảng cáo Google Ads cần biết

Them tieu de 13
Bất kể là bạn làm quảng cáo trên nền tảng nào, để chiến dịch ads chạy được hiệu quả, điều đầu tiên là bạn phải nắm vững các thuật ngữ và cách thức hoạt động cơ bản của nền tảng này. Đối với việc làm quảng cáo google ads cũng vậy. Việc hiểu rõ các khái niệm quan trọng sẽ giúp nhà quảng cáo dễ dàng tham gia, quản lý chiến dịch và tối ưu hóa quảng cáo. Trong bài viết này Đại lý quảng cáo Admatrix sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về các thuật ngữ quảng cáo Google Ads phổ biến một cách chi tiết nhất!

Tại sao cần nắm rõ các thuật ngữ liên quan đến quảng cáo Google?

Screenshot 2024 08 12 091257

Nói một cách đơn giản, thuật ngữ google ads là tập hợp những từ ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trên nền tảng Google, việc hiểu rõ kiến thức về thuật ngữ giúp nhà quảng cáo:
– Hiểu rõ nền tảng: Việc nắm vững các thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định và chính sách của Google Ads, từ đó có thể tận dụng tối đa các tính năng và công cụ mà nền tảng này cung cấp. Điều này giúp bạn xây dựng và quản lý chiến dịch quảng cáo một cách chuyên nghiệp hơn.
– Giao tiếp hiệu quả: Khi làm việc với các chuyên gia marketing hoặc các đối tác khác, việc sử dụng đúng thuật ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp một cách chính xác và hiệu quả hơn. Bạn có thể dễ dàng trao đổi ý tưởng, thảo luận về chiến lược và đưa ra các quyết định đúng đắn.
– Đánh giá hiệu quả chiến dịch: Các thuật ngữ về đo lường chỉ số quảng cáo google như CTR, CPC, CPA, ROI… sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo một cách khách quan và chính xác. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh chiến dịch để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Tối ưu hóa chi phí: Hiểu rõ các thuật ngữ giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể lựa chọn các loại hình quảng cáo phù hợp, đặt giá thầu hợp lý và điều chỉnh chiến dịch để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Tóm lại, việc nắm rõ các thuật ngữ liên quan đến quảng cáo Google ads là một yếu tố quan trọng để bạn có thể thành công trong việc chạy quảng cáo trực tuyến. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về nền tảng, giao tiếp hiệu quả, đánh giá hiệu quả chiến dịch, tối ưu hóa chi phí và tự tin quản lý chiến dịch.

Các thuật ngữ thiết lập chiến dịch quảng cáo Google

Screenshot 2024 08 12 091457

Để triển khai thành công các loại hình quảng cáo trên google ads như: quảng cáo tìm kiếm từ khóa Google Ads,…. bạn cần nắm vững các thuật ngữ quan trọng sau:

Các thuật ngữ thiết lập chiến dịch quảng cáo Google

Ad group (Nhóm quảng cáo)

Nhóm quảng cáo là tập hợp các từ khoá, mẫu quảng cáo, ngân sách và phương án triển khai nhắm đối tượng mục tiêu google ads cụ thể đã được xác định trong cùng một chiến dịch.
Ví dụ, bạn chạy chiến dịch quảng cáo sale áo gió, bạn thiết lập 3 nhóm quảng cáo với mục tiêu là bán hàng online, áo gió nam và áo gió nữ. Trong từng nhóm quảng cáo này, bạn tiếp tục tạo ra nhiều mẫu quảng cáo khác nhau.

Ad extensions (Tiện ích mở rộng cho quảng cáo)

Tiện ích mở rộng quảng cáo là một trong những tính năng do hệ thống Google Ads cung cấp nhằm giúp doanh nghiệp bổ sung thêm thông tin. Những thông tin này sẽ được hiển thị dưới dạng màu xanh bên dưới phần mô tả của quảng cáo, ví dụ như số điện thoại, địa chỉ, website,….

Google Search Network (Mạng tìm kiếm Google)

Đây là thuật ngữ chỉ một nhóm các trang web của bạn chứa các từ khóa liên quan đến từ khóa tìm kiếm của khách hàng được phép xuất hiện. Khi chạy quảng cáo trên mạng tìm kiếm, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên các trang web của Google như Google Maps, Google hình ảnh, Google Shopping,….

Google Display Network (Mạng hiển thị Google)

Mạng hiển thị Google được hiểu là tập hợp các trang web nổi tiếng, có traffic cao như Dân trí, Zing News, Youtube,… cho phép quảng cáo của bạn hiển thị trước khách hàng một cách dễ dàng ở định dạng video, banner hoặc văn bản.

Text Ads (Quảng cáo văn bản)

Text Ads là một hình thức quảng cáo văn bản rất phổ biến trong lĩnh vực Google Ads, có tác dụng mô tả các thông điệp cho chiến dịch.

Location Targeting (Nhắm mục tiêu vị trí)

Đây là một chức năng cho phép bạn chọn vị trí địa lý cụ thể để làm nổi bật các mẫu quảng cáo, giúp tiếp cận hiệu quả hơn với nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn có thể cài đặt quảng cáo xuất hiện trong phạm vi tỉnh thành, khu vực hoặc quốc gia tùy chỉnh. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc công ty muốn quảng cáo từ khoá ở khu vực nhỏ, đây là một tính năng nên được cân nhắc.

Campaign (Chiến dịch)

Tạo chiến dịch quảng cáo Google là hoạt động có cấp bậc cao nhất trong toàn bộ cấu trúc của cấp bộ. Các chiến dịch sẽ được tạo nên từ nhiều nhóm quảng cáo có cùng mức ngân sách, loại chiến dịch và các cài đặt khác trong quảng cáo.

Keywords (Từ khóa)

Thuật ngữ này đề cập đến các từ hoặc cụm từ được chọn cho quảng cáo. Chúng sẽ quyết định thời điểm và vị trí quảng cáo của bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm. Các chuyên gia chạy Google Ads cho biết đây là một phần rất quan trọng trong quảng cáo, vì vậy khi lập danh sách từ khóa, bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được họ cần gì và điều đó thể hiện qua từ ngữ như thế nào.

Call to Action (Nút kêu gọi CTA)

Call to Action là một tính năng giúp thúc đẩy hành động của người dùng đối với quảng cáo của bạn bằng các cụm từ ngắn gọn như “Đặt hàng ngay”, “Đừng bỏ lỡ”, “Đăng ký tại đây”,…

Landing Page (Trang đích)

Landing Page là thuật ngữ chỉ trang đích hay còn gọi là trang mục tiêu trên một website mà bạn muốn hướng người dùng truy cập vào và thực hiện các hành động có lợi cho doanh nghiệp, chẳng hạn như gọi điện, chốt đơn, mua hàng,….

2.2 Các thuật ngữ về thông số thống kê quảng cáo Google

Quality Score (Điểm chất lượng)

Điểm chất lượng trong Google Ads được dùng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Điểm chất lượng sẽ được xác định dựa trên mức độ liên quan giữa từ khoá đã được thiết lập, mẫu quảng cáo và URL trang đích. Điểm chất lượng càng cao thì vị trí của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm càng cao, nhờ đó chi phí cho mỗi lần nhấp chuột cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.

Conversion (Chuyển đổi)

Khi khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo và được chuyển hướng đến trang đích, nếu họ hoàn thành việc mua sắm hoặc điền form đăng ký thì lúc này quảng cáo của bạn sẽ nhận được một lượt chuyển đổi tại trang đích.

Click Through Rate – CTR (Tỷ lệ nhấp chuột)

Click Through Rate – CTR là tỷ lệ thống kê số lần khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, đây là một trong các chỉ số quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Công thức tính CTR như sau: CTR = Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị
Ví dụ: Nếu khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn 10 lần và quảng cáo đó có tổng 1000 lần hiển thị thì tỷ lệ nhấp chuột sẽ là 1%.

Impressions (Số lần hiển thị)

Impression dùng để chỉ tần suất quảng cáo hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Theo đó, chỉ số này sẽ thống kê lại số lần quảng cáo được người dùng xem mà không cần click vào hoặc tương tác.

Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)

Thuật ngữ Ad Rank được dùng để xác định thứ hạng quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Thứ hạng này sẽ căn cứ theo giá thấu và điểm chất lượng cho một lần nhấp chuột.

2.3 Các thuật ngữ về chi phí quảng cáo Google

CPC (Cost Per Click):

Đây là khoản chi phí thực tế mà bạn cần phải trả cho một lượt click vào quảng cáo của mình. Chi phí này có thể thấp hơn so với giá thầu tối đa mà bạn đã đặt trước đó. CPC tối đa là số tiền tối đa mà bạn chấp nhận trả cho một lần nhấp chuột vào mẫu quảng cáo.

CPM (Cost Per Mille):

CPM là chỉ số đại diện cho giá tiền cần trả trên mỗi 1000 lượt hiển thị của quảng cáo. Đây là hình thức thanh toán được dùng khá phổ biến cho quảng cáo hiển thị.

CPA (Cost Per Action):

Chi phí cho mỗi hành động chuyển đổi. Đây là số tiền bạn phải trả cho mỗi lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể mà bạn đã đặt ra (ví dụ: mua hàng, điền form).

ROAS (Return on Ad Spend):

Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo. Đây là tỷ lệ giữa doanh thu tạo ra từ quảng cáo và chi phí quảng cáo.

2.4 Các thuật ngữ về cấu trúc quảng cáo Google

Headline (Tiêu đề)

Headline là phần thể hiện chủ đề, nội dung của toàn bộ quảng cáo và nó thường được xuất hiện ở dạng chữ màu xanh.

Destination URL (URL đích)

Destination URL được hiểu đơn giản là địa chỉ của một mẫu quảng cáo trong nhóm quảng cáo mà bạn muốn người dùng tiếp cận khi họ nhấp chuột vào quảng cáo của mình. Khách hàng thường chỉ thấy hình ảnh quảng cáo mà không thấy URL trong quảng cáo.

Display URL (URL hiển thị)

Display URL thường sẽ hiển thị ngay bên trên phần mô tả trong quảng cáo của bạn và có màu xanh lá cây. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh URL này để tăng độ nhận thức thương hiệu và làm nổi bật sản phẩm/ dịch vụ của mình, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.

Side Ad

Đây là thuật ngữ đề cập đến các quảng cáo được hiển thị phía bên phải của trang kết quả tìm kiếm Google.

Top Ad

Trái với Side Ad, Top Ad là loại quảng cáo được hiển thị trong hộp nổi bật, nằm phía trên kết quả tìm kiếm Google mà không cần phải trả tiền.
Tóm lại, từ những khái niệm cơ bản như chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo, từ khóa đến các chỉ số hiệu quả như CTR, CPC, CPA, ROAS, hay các thuật ngữ nâng cao như đối sánh từ khóa, điểm chất lượng, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan về Google Ads.

Kết luận

Việc hiểu và áp dụng các thuật ngữ trong Google Ads giúp bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Với kiến thức vững chắc về các thuật ngữ này, bạn sẽ có lợi thế trong việc sử dụng Google Ads để đưa doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn trên thị trường trực tuyến.
Xin cho mình đánh giá post

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix