Hướng dẫn xây dựng và chăm sóc fanpage facebook cho người mới bắt đầu

Thiet ke chua co ten 3
Bạn đang muốn bắt đầu làm marketing trên facebook nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hay đơn giản là muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thu hút? Chăm sóc Fanpage Facebook chính là “chìa khóa” để giúp bạn dễ dàng tiếp cận được với khách hàng, đồng thời tăng mức độ nhận diện thương hiệu của bạn.
Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung thu hút cho đến chiến lược quảng bá hiệu quả. Cho dù bạn là người mới “chập chững” bước vào lĩnh vực này hay đã có kinh nghiệm nhất định, những chia sẻ chi tiết của Công ty giải pháp quảng cáo đa kênh Admatrix trong bài viết ” Hướng dẫn xây dựng fanpage từ A đến Z “sẽ giúp bạn tự tin xây dựng Fanpage thành công và thu hút lượng lớn người theo dõi.

Nội dung bài viết

Tổng quan về nền tảng

Fanpage là gì?

Screenshot 2024 05 08 153349

Fanpage (hay còn gọi là Trang doanh nghiệp) là tính năng được Facebook tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc thương hiệu muốn quảng bá và kết nối với khách hàng trên nền tảng này.
Khác với tài khoản cá nhân, fanpage cung cấp nhiều tính năng hữu ích như quảng cáo, phân tích thống kê, quản lý bình luận,… giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tương tác với cộng đồng người hâm mộ cũng như lượng khách hàng tiềm năng.

Vai trò của fanpage mang lại

Fanpage đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp:
  • Quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến đông đảo khách hàng trên Facebook:

Fanpage giúp bạn giới thiệu thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến với hàng triệu người dùng Facebook một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thông qua các bài viết, hình ảnh, video và livestream chất lượng, bạn có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đồng thời, Fanpage cũng giúp bạn tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.

  • Tương tác và gắn kết với cộng đồng khách hàng, nâng cao sự trung thành với thương hiệu
Fanpage là nơi để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ mua hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Bạn có thể tổ chức các cuộc thi, sự kiện, chương trình khuyến mãi để thu hút sự tham gia của khách hàng và tạo dựng cộng đồng gắn kết. Hơn thế, khi bạn có được lượng khách hàng trung thành sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng và tiết kiệm chi phí marketing.
  • Thu thập phản hồi và ý kiến từ khách hàng, giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và dịch vụ
Fanpage là kênh giao tiếp trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập phản hồi khách hàng một cách đa dạng:
Bình luận: Khách hàng có thể trực tiếp bình luận ngay dưới bài viết, hình ảnh, video,… để chia sẻ ý kiến, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ hay dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Tin nhắn: Doanh nghiệp có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng qua tin nhắn để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ mua hàng và thu thập phản hồi chi tiết.
Đánh giá: Fanpage cung cấp tính năng đánh giá giúp khách hàng đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khảo sát: Doanh nghiệp có thể tạo các cuộc khảo sát trực tuyến trên Fanpage để thu thập ý kiến khách hàng về nhiều vấn đề khác nhau, thông qua đó bạn có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Tiếp thị và bán hàng trực tuyến, thu hút khách hàng mới
Fanpage không chỉ là nơi thu thập phản hồi mà còn là kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả:
Giới thiệu sản phẩm: Doanh nghiệp có thể đăng tải hình ảnh, video, bài viết giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Chạy quảng cáo: Doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo Facebook để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tổ chức chương trình khuyến mãi: Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi, minigame,… để thu hút khách hàng, tăng tương tác và thúc đẩy mua hàng.
Bán hàng trực tiếp: Doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp qua tin nhắn, bình luận hoặc livestream trên Fanpage.

Reels fanpage facebook là gì

Screenshot 2024 07 08 174215

Khái niệm: 

Reels hay còn được gọi là thước phim. Tính năng này giúp bạn có thể xem, chia sẻ hoặc tự mình tạo ra những đoạn video ngắn. Tính năng này của Facebook cũng tương tự như TikTok, Youtube Short,…Reels cho phép bạn có thể quay video/ hình ảnh trực tiếp trên Facebook hoặc sử dụng những hình ảnh/thước phim có sẵn trên máy. 

Tương tự như hoạt động xây kênh Tiktok, tính năng reels của Fanpage cũng cho phép bạn có thể chọn thêm nhạc, thêm văn bản,…khi quay video. Hơn nữa, tính năng này còn cung cấp cho bạn kho bộ lọc khổng lồ. Và vô vàn tính năng chỉnh sửa thú vị khác như: thêm hiệu ứng, nhãn dán,… Vì bản chất reels là những thước phim ngắn nên các video này thường được giới hạn thời lượng trong khoảng 60 giây. 

Tầm quan trọng của Reel trong fanpage

Ngoài việc dựng nội dung fanpage, việc triển khai đăng Reels cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng, với những lợi ích như: 

Khả năng chia sẻ và lan truyền

Một điểm mạnh của Reels là khả năng chia sẻ và lan truyền dễ dàng. Khi một video Reels được chia sẻ, người dùng có thể xem, like, và comment trực tiếp trên bản sao của video đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ video Reels trên Facebook Fanpage cá nhân, nhóm Facebook và các trang Facebook khác.

Điều đó giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác cho video. Tạo ra một cơ hội tuyệt vời để nội dung của bạn được tiếp cận bởi một lượng lớn người dùng và thu hút sự chú ý đến hãng hàng của bạn hoặc nội dung sáng tạo của bạn.

Khả năng tiếp cận đến đông đảo người dùng

Facebook là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất trên thế giới với hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng. Bằng cách đăng Reels, bạn có thể tiếp cận được với một lượng lớn người dùng. Từ đó giúp tăng cơ hội thu hút lưu lượng truy cập và tương tác với video của bạn.

Cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Reels fanpage giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu của mình thông qua việc sử dụng hashtag và chức năng nhắm mục tiêu của Facebook. Bằng cách tìm hiểu và sử dụng hashtag phù hợp với nội dung của bạn, bạn có thể thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến lĩnh vực hoặc chủ đề mà bạn muốn chia sẻ. Việc sử dụng Reels cũng giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo dấu ấn trực quan cho doanh nghiệp của bạn.

Bằng cách tạo ra nội dung sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Bạn có thể thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ khách hàng. Đồng thời, việc chia sẻ video Reels trên các kênh Facebook khác như Fanpage cá nhân cũng tạo thêm cơ hội để nội dung của bạn được lan truyền và tiếp cận với đối tượng mục tiêu của bạn.

Kinh nghiệm phát triển Reels trên fanpage

 

Screenshot 2024 07 08 181000

 

Để xây dựng nội dung Reels trên fanpage hiệu quả, người dùng có thể tham khảo các điều sau:

1. Phải là người dùng với môi trường reels (là người xem nội dung, quan sát các content/các kênh khác phát triển để học hỏi). Dành 1-2 tuần để làm điều này, và trong quá trình xây dựng nội dung tiếp tục dành ~15-30 phút mỗi ngày xem reels để cảm nhận tốt hơn…
2. Bắt tay vào LÀM NGAY & dần dần tối ưu (phải thử nghiệm đăng 5 – 10 video để hiểu cách vận hành của môi trường FB/IG Reels)
3. Tối ưu theo thời gian và KIÊN TRÌ ở giai đoạn đầu chưa có kết quả. Càng flop, càng không có views thì nên NỖ-LỰC-CÀY hơn…
4. “THỬ SAI” phong cách xây dựng nội dung, khi có video “WIN” thì tập trung duy trì content xuyên suốt với nội dung “win” đó. Biết cách TẬN DỤNG “KHOẢNH KHẮC WIN” đó để phát triển kênh đúng hướng.
5. Nội dung hay, là yếu tố quan trọng để video được LÊN XU HƯỚNG, có triệu views
6. Nhìn thấy hướng KIẾM TIỀN khi xây dựng nội dung, để CÓ ĐỘNG LỰC làm giai đoạn đầu chưa ra kết quả, chưa ra chuyển đổi
7. Key: Profile/Fanpage có sẵn vài nghìn follow chất lượng ứng với chủ đề nào đó, tạo ra các video đăng trên reels phù hợp với tệp users đó để có những lượt views “chất lượng” đầu tiên, từ đó giúp Facebook đề xuất views mới trên xu hướng (với kênh ZERO = 0 follow sẽ rất khó lên). Với profile FB, có thể dùng Simple FB Pro để có 3000-5000 bạn đúng tệp, để từ đó có đà phát triển tiếp với kênh reels.
8. Có khả năng “cảm” được nội dung hay/dỡ (nhờ quá trình QUAN SÁT & ĐÚC KẾT, “ăn nằm” với nghề sáng tạo nội dung đủ lâu)
9. Chèn caption đủ hay để thu hút users ở lại xem & tương tác
10. Chèn hashtag đúng với chủ đề của video & kênh (thực tế với FB Reels mình chưa thấy hashtag quá cần thiết, không chèn vẫn ok. Nhưng riêng IG Reels người dùng nên tối ưu hashtag)
11. Hiểu rõ thuật toán phân phối nội dung Facebook/Instagram Reels:
– Hạn chế đăng nội dung copy, nội dung đã từng đăng tải trên reels rồi (nếu nội dung trùng lặp đã từng xuất hiện trên reels sẽ rất khó lên xu hướng, nên có quá trình edit 10-20% nội dung)
– Tạo nội dung video ngắn đúng với định dạng của FB/IG reels hỗ trợ, thời lượng dưới 1 phút (cô đọng – nhanh – “cuốn” – đẹp – hay – tính giải trí cao – …)
– Thuật toán của FB/IG đang ƯU TIÊN phân phối hiển thị cho reels, để educate tính năng, tạo thói quen cho users sử dụng. Cũng là nguồn “động lực” cho nhà sáng tạo nội dung thường xuyên đăng tải nội dung với môi trường này…
– QUAN TRỌNG: Hướng tới thông tin giá trị cho người xem. Từ đó thu hút nhiều lượt like/tim, comment & share,… đây là các chỉ số RẤT QUAN TRỌNG để video được LÊN XU HƯỚNG.
– Thời lượng xem video cũng là một yếu tố quan trọng để video được lên xu hướng (xem hết & xem lặp lại 2-3 lần, tỷ lệ thời gian xem cao,…). Dựa trên HÀNH VI của những users ban đầu xem video, thuật toán FB sẽ tiếp tục ĐỀ XUẤT views cho các video chất lượng
– Sử dụng âm thanh tại “kho nhạc” mà FB/IG hỗ trợ (tránh vi phạm bản quyền)
– Thuật toán của Facebook/Instagram CỞI MỞ hơn rất nhiều so với Tiktok, dễ dàng PR sản phẩm, chèn Logo thương hiệu,… bên trong nội dung video mà không bị “FLOP – BÓP TƯƠNG TÁC” (nhưng cũng không nên quá lạm dụng nó)
– Tối ưu hashtag với IG Reels (riêng FB Reels thì không quan trọng lắm)
– Nâng cấp “chế độ chuyên nghiệp” cho trang cá nhân để theo dõi các chỉ số chi tiết để dễ dàng tối ưu
– Tần suất đăng nội dung đều đặn (không quá nhiều, cũng không nên quá ít), vào “khung giờ vàng” users online cao
– Thuật toán FB/IG đề xuất những bản nhạc theo trend, những video cùng chủ đề users từng xem trước đó,… (do đó “tranh thủ bắt trend” cũng là cách giúp dễ lên xu hướng & có triệu views)
– Nội dung kênh NHẤT QUÁN cùng một phong cách, chủ đề sẽ giúp đề xuất views tốt hơn
– Thuật toán của các social đều có thể đọc được nội dung bằng hình ảnh, bằng âm thanh,… nên chủ đề video nói về điều gì? FB/IG đều sẽ biết để phân phối nội dung đến tệp users phù hợp nhất để xem nội dung

– Đăng song song 2 nền tảng FB & IG Reels để có cơ hội x2 môi trường tiếp cận users

– Mỗi video đăng tải, FB/IG sẽ ưu tiên phân phối nội dung đến tệp users đang follow. Do đó hãy là người HIỂU USERS mình cần gì, thích loại nội dung nào để tiếp tục sáng tạo
– Hạn chế đăng tải các video có chất lượng kém (hình ảnh, âm thanh), các chủ đề “nhạy cảm” như chính trị, tôn giáo, thông tin tiêu cực,…

So sánh hiệu quả của fanpage với tài khoản cá nhân

 

Screenshot 2024 07 08 180836

Mặc dù tài khoản cá nhân cũng có thể được sử dụng để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nhưng fanpage vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:
– Tính chuyên nghiệp cao hơn, phù hợp với mục đích kinh doanh.
– Khả năng tiếp cận đông đảo khách hàng mục tiêu hơn.
– Tích hợp nhiều công cụ quản lý, phân tích và quảng cáo hữu ích.
– Tăng độ tin cậy và uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Chuẩn bị trước khi xây dựng fanpage

Xác định mục tiêu rõ ràng cho fanpage

Trước khi bắt đầu xây dựng fanpage, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình, dưới đây là một số mục tiêu phổ biến bao gồm:
  • Bán hàng trực tuyến
  • Quảng bá thương hiệu
  • Thu hút người theo dõi
  • Tương tác với khách hàng
  • Cung cấp hỗ trợ khách hàng
Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển fanpage phù hợp và hiệu quả.

Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu

Screenshot 2024 05 08 154347

Để xây dựng fanpage hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Hãy tìm hiểu về:
  • Sở thích, hành vi và nhu cầu của họ
  • Nơi họ tìm kiếm thông tin và mua sắm
  • Cách họ tương tác trên mạng xã hội
Việc này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung, thiết kế và quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Lựa chọn tên fanpage phù hợp, dễ nhớ và thể hiện được bản sắc thương hiệu

Tên fanpage là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo ấn tượng với khách hàng. Hãy lựa chọn một tên ngắn gọn, dễ nhớ và thể hiện được bản sắc thương hiệu của bạn. Tránh sử dụng các từ khóa quá phổ biến hoặc không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Chuẩn bị hình ảnh đại diện và ảnh bìa thu hút, ấn tượng

Hình ảnh đại diện và ảnh bìa là những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng. Hãy lựa chọn, thiết kế những hình ảnh đẹp mắt, qua đó giúp thu hút sự chú ý và thể hiện được bản sắc thương hiệu của bạn.

Lộ trình xây fanpage hiệu quả

Screenshot 2024 05 08 155613

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu (Tệp người xem page)

Trước khi bắt đầu xây dựng fanpage, điều quan trọng là phải xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp, thu hút sự quan tâm và tương tác từ đối tượng muốn hướng đến.
Hãy xác định đúng định hướng của doanh nghiệp của bạn:
  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? (Tuổi tác, giới tính, địa điểm, thu nhập, sở thích,…)
  • Họ đang gặp phải vấn đề gì mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết?
  • Họ thường tìm kiếm thông tin ở đâu? (Mạng xã hội, website, blog, diễn đàn,…)
Việc hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và phù hợp, từ đó thu hút họ đến với fanpage của bạn.

Bước 2: Xác định những “đối thủ” trực tiếp và “bậc thầy” trong ngành

Để xây dựng một fanpage hiệu quả, bạn cần phải nghiên cứu và tham khảo từ đối thủ cũng như các fanpage thành công trong cùng lĩnh vựcvực. Hãy tìm hiểu về:
  • Cách họ tương tác với khách hàng
  • Nội dung họ chia sẻ và phản hồi từ cộng đồng
  • Chiến lược quảng cáo và marketing của họ
Việc này sẽ giúp bạn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, đồng thời tìm ra những điểm mạnh và yếu của mình để phát triển fanpage một cách hiệu quả.

Bước 3: Xây dựng nội dung cho fanpage

Lập kế hoạch nội dung cho fanpage là một bước quan trọng không thể bỏ qua nếu bạn muốn phát triển fanpage một cách bài bản và đạt được các mục tiêu đề ra. Dưới đây là một số lý do chính đáng thuyết phục bạn cần dành thời gian để lập kế hoạch nội dung:
  • Đảm bảo tính nhất quán và chuyên nghiệp
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực
  • Không bỏ lỡ các dịp đặc biệt
  • Dễ dàng đo lường và tối ưu hiệu quả

Để xây dựng được hướng đi của fanpage, bạn cần phải: 

1. Xác định mục tiêu cho nội dung Fanpage
Trước khi lên ý tưởng và triển khai các nội dung cụ thể, điều quan trọng là bạn cần xác định rõ mục tiêu mà mình muốn đạt được thông qua fanpage. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến mà các doanh nghiệp thường hướng tới:
2. Tăng nhận diện thương hiệu:
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm Ohui của Hàn Quốc khi mới gia nhập thị trường Việt Nam đã tập trung vào các nội dung giới thiệu về lịch sử phát triển, bề dày kinh nghiệm, những sản phẩm nổi bật, công nghệ độc quyền, từ đó từng bước xây dựng niềm tin và sự yêu mến của người tiêu dùng Việt.
Thu hút khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Một trung tâm gia sư chuyên dạy Toán, Lý, Hóa cho học sinh cấp 3 có thể thường xuyên đăng tải các bài viết hướng dẫn giải đề thi, chia sẻ kinh nghiệm ôn tập hiệu quả, giải đáp các câu hỏi của học sinh về kỳ thi THPT Quốc gia. Điều này giúp thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và học sinh, biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của trung tâm.
3. Thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ví dụ: Một cửa hàng thời trang có thể đăng bài giới thiệu các mẫu sản phẩm mới về, chia sẻ ý tưởng mix&match, tung các chương trình giảm giá 10-20% vào dịp cuối tuần, tặng voucher cho khách hàng mua từ 2 sản phẩm trở lên… Những nội dung này sẽ kích thích nhu cầu và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách.
4. Xây dựng cộng đồng
Ví dụ: Một fanpage về du lịch có thể tổ chức cuộc thi chia sẻ ảnh/clip về những chuyến đi đáng nhớ, bình chọn bức ảnh/clip được yêu thích nhất để trao giải. Hoặc thường xuyên đăng các bài quiz, trò chơi liên quan đến các điểm đến nổi tiếng để tăng sự tương tác. Qua đó tạo ra một cộng đồng yêu du lịch gắn kết, sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu fanpage với bạn bè của mình.
5. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu của bạn
Sau khi xác định mục tiêu cho nội dung fanpage, bước tiếp theo là bạn cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm, tính cách, sở thích, hành vi của nhóm khách hàng mà mình hướng tới. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp, đáp ứng được mong muốn và thu hút sự quan tâm của họ.
Xây dựng persona khách hàng
Hãy dành thời gian để phác họa chân dung chi tiết về một khách hàng điển hình (persona) của thương hiệu, bao gồm các thông tin như:
  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí địa lý…
  • Tâm lý: Tính cách, sở thích, lối sống, thói quen, nỗi sợ, mong muốn, vấn đề họ gặp phải…
  • Hành vi: Thói quen mua sắm, tiêu dùng, sử dụng mạng xã hội, tương tác với nội dung…
Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh đồ chơi trẻ em, persona khách hàng của bạn có thể là:
  • Chị Lan, 35 tuổi, kế toán viên, thu nhập 15 triệu/tháng, sống tại Hà Nội
  • Tính cách: Yêu thương con, quan tâm đến sự phát triển của con, sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm chất lượng tốt
  • Sở thích: Đọc sách nuôi dạy con, tham gia các hội nhóm bỉm sữa trên Facebook
  • Hành vi: Thường mua đồ chơi cho con qua các kênh online, quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, freeship, đọc review kỹ trước khi quyết định mua
6. Các loại nội dung thu hút cho Fanpage
Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng khách hàng, bước tiếp theo là lên ý tưởng cho các loại nội dung cụ thể nhằm thu hút sự tương tác và đạt được mục đích đề ra. Dưới đây là một số nhóm nội dung phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
– Bài viết cung cấp thông tin hữu ích (bài viết viral): Đây là những bài viết mang tính giáo dục, cung cấp kiến thức bổ ích cho người đọc xoay quanh lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung này thường có tính lan truyền cao, dễ được share rộng rãi. Ví dụ:
    • Một công ty bảo hiểm có thể đăng bài viết “10 lưu ý quan trọng khi mua bảo hiểm nhân thọ”
    • Một trung tâm dạy nấu ăn có thể chia sẻ công thức “Cách làm bánh trung thu thập cẩm tại nhà đơn giản mà ngon”
– Bài viết giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Đây là nhóm bài đăng nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp một cách tinh tế và hiệu quả. Thay vì chỉ liệt kê đặc điểm, tính năng của sản phẩm một cách khô khan, hãy kết hợp với những câu chuyện thực tế, review chân thật từ khách hàng để thuyết phục người đọc. Ví dụ:
  • Một spa làm đẹp có thể đăng bài “Hành trình lột xác của chị Hương sau 3 tháng sử dụng dịch vụ giảm béo bằng công nghệ Cavi Lipo”
  • Một cửa hàng bán đồ gia dụng có thể review so sánh ưu nhược điểm của 3 dòng máy lọc không khí đang bán chạy nhất, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp
– Bài viết khuyến mãi theo dịp đặc biệt: Đây là các chiến dịch khuyến mãi được triển khai vào những dịp lễ lớn trong năm như 8/3, 30/4, 1/6, 20/10, Noel, Tết… nhằm kích cầu tiêu dùng. Nội dung bài đăng cần nêu rõ thời gian diễn ra chương trình, đối tượng áp dụng, mức giảm giá cụ thể, quà tặng kèm (nếu có). Ví dụ:
  • Nhân dịp 8/3, shop thời trang X giảm giá 30% toàn bộ sản phẩm áo dài + tặng kèm 1 khăn lụa cao cấp cho hóa đơn từ 2 triệu đồng
  • Chào đón Giáng sinh, nhà hàng Y dành tặng set menu đặc biệt “Merry Xmas” 5 món chỉ với 250k (giá gốc 500k) từ 20/12 đến 25/12
– Nội dung theo trend, sự kiện nổi bật: Bắt kịp các trào lưu, sự kiện đang “hot” trên mạng xã hội và lồng ghép vào nội dung fanpage là một cách hiệu quả để gia tăng sự tương tác, lan tỏa thương hiệu. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo nội dung phù hợp, không gây phản cảm. Ví dụ:
  • Trong mùa dịch Covid-19, nhiều fanpage đã đăng các bài viết hướng dẫn rửa tay đúng cách, cách tự may khẩu trang vải, cách tăng sức đề kháng… vừa mang tính giáo dục, vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu tích cực.
  • Khi câu nói “Tiền nhiều để làm gì” của Bác Đặng Lê Nguyên Vũ gây sốt trên MXH, một số fanpage đã khéo léo đưa ra các gợi ý sử dụng tiền thông minh qua việc mua sắm sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của cộng đồng.
7. Lên lịch đăng bài hiệu quả
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung hấp dẫn cho từng nhóm bài viết, việc tiếp theo là lên một lịch đăng bài chi tiết, bài bản, đảm bảo đều đặn và hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý về tần suất đăng bài cho từng loại nội dung:
– Tần suất đăng bài viết cung cấp thông tin, kiến thức
Với nhóm bài viết này, tần suất lý tưởng là 1 ngày 1 bài, đăng vào khung giờ có lượng tương tác cao nhất trong ngày (thường là 12h – 14h hoặc 20h – 22h). Nội dung nên đa dạng, xoay quanh các chủ đề phổ biến, được nhiều người quan tâm. Ví dụ:
    • Thứ 2: 8 món ăn vặt giảm cân nhanh chóng mà vẫn cực ngon
    • Thứ 3: Bí quyết chọn đồ chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ dưới 1 tuổi
    • Thứ 4: 5 nguyên tắc vàng khi chăm sóc da cho phụ nữ sau sinh
    • Thứ 5: Cách sắp xếp tủ quần áo gọn gàng, khoa học như Marie Kondo
    • Thứ 6: Review top 10 điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam
    • Thứ 7: Mẹo tiết kiệm điện nước hiệu quả cho gia đình
    • Chủ nhật: Chia sẻ công thức nấu món chay ngon, dễ làm tại nhà
– Tần suất đăng bài viết giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
Tần suất khuyến nghị cho loại bài này là 2-3 ngày 1 bài, tránh gây cảm giác quá đà, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nên kết hợp giữa giới thiệu sản phẩm mới và chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm thực tế của khách hàng. Ví dụ:
    • Thứ 2: Ra mắt son kem lì X phiên bản giới hạn mùa hè với 5 màu sắc trendy
    • Thứ 4: Chị Hương hài lòng với kết quả sau 1 tháng sử dụng kem dưỡng da Y
    • Thứ 6: 3 mẫu túi xách công sở bán chạy nhất tháng 5 tại shop Z
    • Chủ nhật: Anh Minh đánh giá cao chất lượng dịch vụ sửa điện thoại tại trung tâm T
– Thời điểm đăng bài khuyến mãi theo dịp đặc biệt
Thời gian triển khai các chương trình khuyến mãi thường rơi vào các dịp lễ lớn như 8/3, 30/4, 1/6, 20/10, Noel, Tết… Tần suất đăng bài có thể dày hơn so với ngày thường để tạo hiệu ứng, thường là 1 ngày 2-3 bài, kéo dài trong khoảng 3-7 ngày trước và sau dịp lễ.
Ví dụ: Nhân dịp 8/3:
    • 2/3: Nhập code LOVE83 – Giảm ngay 30% mọi đơn hàng từ 500k
    • 5/3: Tặng ngay 1 son dưỡng môi cho hóa đơn từ 1 triệu đồng
    • 8/3: Freeship toàn quốc cho đơn hàng từ 300k
    • 10/3: Chia sẻ hình ảnh quà 8/3 – Rinh ngay phiếu mua hàng 100k
– Thời điểm đăng nội dung theo trend, sự kiện nổi bật
Khi có một sự kiện lớn đang diễn ra và thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, hãy nhanh chóng “bắt trend” bằng cách đưa ra nội dung liên quan, “đi guốc trong bụng” người dùng. Tần suất đăng bài có thể khá dày, tùy vào độ “hot” của sự kiện, nhưng cũng không nên quá 2-3 bài/ngày.
Ví dụ: Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4
    • Ngày 1: 5 bước rửa tay đúng chuẩn Bộ Y tế khuyến cáo
    • Ngày 2: Cách tự may khẩu trang vải kháng khuẩn tại nhà
    • Ngày 3: 10 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng mùa dịch
    • Ngày 4: Chia sẻ hình ảnh 5K – Nhận ngay phiếu mua hàng 50k
    • Ngày 6: Review top 5 nước rửa tay khô diệt khuẩn hiệu quả nhất
    • Ngày 7: Minigame “Ai là người ở nhà giỏi nhất” – Giải thưởng hấp dẫn
8. Xác định giọng điệu thương hiệu phù hợp
Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung hấp dẫn và lên lịch đăng bài khoa học, yếu tố giọng điệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Tùy vào tính chất ngành hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn giọng điệu phù hợp cho fanpage của mình, cụ thể:
– Giọng điệu chuyên nghiệp, đáng tin cậy: Đây là lựa chọn phù hợp cho các fanpage thuộc lĩnh vực tài chính, y tế, giáo dục, công nghệ… Giọng điệu chuyên nghiệp thể hiện qua việc sử dụng từ ngữ chuẩn mực, hạn chế từ lóng, teencode. Nội dung bài viết cần súc tích, đi thẳng vào vấn đề chính, có dẫn chứng, số liệu cụ thể, tránh lan man, dài dòng.
Ví dụ: Fanpage của một ngân hàng có thể đăng bài với nội dung “Lãi suất tiết kiệm tại ABC Bank ở mức 7,2%/năm, cao nhất thị trường. Với số tiền gửi 500 triệu đồng, sau 1 năm bạn sẽ nhận về 36 triệu đồng tiền lãi. Liên hệ 1900xxx để được tư vấn chi tiết.”
– Giọng điệu thân thiện, gần gũi: Các fanpage về du lịch, ẩm thực, làm đẹp, thời trang… thường sử dụng giọng điệu thân thiện, gần gũi để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người đọc. Cách hành văn giản dị, dễ hiểu, có thể sử dụng một số từ ngữ diễn đạt cảm xúc, gắn kết như “bạn”, “chúng mình”, “đừng bỏ lỡ nhé”…
Ví dụ: Fanpage của một tiệm bánh có thể đăng bài với nội dung “Cuối tuần rồi, ghé tiệm bánh mình thưởng thức ngay combo bánh kem hoa quả thơm ngon mát lạnh bạn nhé. Đảm bảo vừa ngon miệng vừa healthy. Nhanh chân lên, số lượng có hạn đó!”
– Giọng điệu hài hước, giải trí
Đối với các fanpage giải trí, truyện tranh, meme… việc sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm sẽ giúp thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm với người dùng. Nội dung bài viết có thể chứa các yếu tố gây cười, chơi chữ, lồng ghép hình ảnh, video hài hước, parody…
Ví dụ: Fanpage chuyên đăng meme vui nhộn có thể đăng bài với nội dung “Nhìn mặt mà phán tính cách. Mặt vuông thì cứng đầu. Mặt tròn thì sống lâu. Mặt dài thì… dễ bị thương. Thế mặt bạn thuộc dạng nào?”
Lưu ý: Dù lựa chọn giọng điệu nào, nội dung bài viết cũng cần đảm bảo tính lịch sự, tôn trọng, không dùng từ ngữ phản cảm, miệt thị, kỳ thị. Đồng thời cần linh hoạt điều chỉnh giọng điệu cho phù hợp với từng chủ đề và mục đích cụ thể của bài viết.
9. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược
Dựa trên kết quả phân tích từ các công cụ trên, hãy rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho kế hoạch nội dung, cụ thể:
  • Chủ đề nào được quan tâm, tương tác nhiều nhất? Ưu tiên làm thêm nội dung tương tự.
  • Khung giờ nào có lượng tương tác cao nhất? Lên lịch đăng bài vào khung giờ vàng này.
  • Các bài viết ngắn hay dài được yêu thích hơn? Điều chỉnh độ dài bài viết cho phù hợp.
  • Đối thủ nào đang làm tốt? Học hỏi và áp dụng những ý tưởng hay ho của họ.
  • Giọng điệu nào phù hợp và hiệu quả với người dùng? Nhất quán sử dụng giọng điệu ấy.
Để sản xuất nội dung hiệu quả trên fanpage, bạn cần thường xuyên “đo lường – phân tích – rút kinh nghiệm – cải thiện” để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung, mang lại hiệu quả cao nhất cho fanpage.

Bước 4: Chuẩn hóa nội dung và hình thức

Để fanpage của bạn trở nên uy tín và chuyên nghiệp, hãy chuẩn hóa nội dung và hình thức theo một mẫu nhất định với các yếu tố như:
  • Tông màu, font chữ, logo của thương hiệu
  • Cách trình bày, giao diện của fanpage
  • Thời gian đăng bài, tần suất cập nhật
Điều này giúp tạo sự nhất quán và dễ nhận diện cho thương hiệu của bạn. Bằng cách chuẩn hóa nội dung và hình thức fanpage, bạn có thể tạo ấn tượng tốt với người xem, xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp và thu hút nhiều người theo dõi hơn.

Bước 5: Tiến hành lập fanpage và triển khai nội dung

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hãy tiến hành lập fanpage trên Facebook và bắt đầu triển khai nội dung. Hãy đảm bảo rằng thông tin trên fanpage của bạn đã được cập nhật đầy đủ và chính xác. Bắt đầu chia sẻ nội dung hấp dẫn và tương tác với người theo dõi để thu hút sự quan tâm và tăng lượng tương tác.
 
Các bước tạo fanpage như sau:
  1. Truy cập Facebook: Truy cập trang web Facebook và đăng nhập bằng tài khoản cá nhân của bạn.
  2. Vào trang tạo Fanpage: Nhấp vào dấu “+” ở thanh menu trên cùng, sau đó chọn “Trang”.
  3. Chọn loại Fanpage: Chọn loại Fanpage phù hợp với mục đích sử dụng của bạn, ví dụ như “Doanh nghiệp hoặc tổ chức”, “Thương hiệu hoặc sản phẩm”, “Nghệ sĩ hoặc nhân vật công chúng”,…
  4. Nhập thông tin Fanpage: Nhập đầy đủ thông tin Fanpage, bao gồm tên Fanpage, mô tả, địa chỉ, website, email liên hệ,…
  5. Thêm hình ảnh đại diện và ảnh bìa: Chọn hình ảnh đại diện và ảnh bìa chất lượng cao, thu hút và thể hiện được thông điệp của thương hiệu.
  6. Hoàn tất tạo Fanpage: Nhấp vào nút “Tạo trang” để hoàn tất việc tạo Fanpage.

Bước 6: Dùng fanpage tương tác trong các nhóm Facebook liên quan

Để tăng sự nhận diện và tương tác cho fanpage, bạn hãy tham gia vào các nhóm Facebook liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Đồng thời, chia sẻ nội dung từ fanpage, tương tác với thành viên trong nhóm để thu hút họ đến với fanpage của bạn. Xong, hãy tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi kiến thức để xây dựng uy tín và tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng.

Bước 7: Xây dựng các tài khoản fanpage profile chung tệp liên quan.

Để tăng khả năng tiếp cận và tương tác, việc xây dựng các tài khoản cócó profile chung với các fanpage khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn là điều vô cùng thiết yếu. Điều này giúp tăng cơ hội xuất hiện trên bảng tin của người theo dõi của các fanpage khác, từ đó thu hút họ đến với fanpage của bạn.

7 Cách Xây Dựng Fanpage triệu like – Nắm bắt và áp dụng

Mời bạn bè thích trang của bạn

Cách này khá đơn giản nhưng nhiều người lại bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm. Để khuyến khích bạn bè like trang, bạn có thể sử dụng tính năng mời bạn bè thủ công hoặc kết hợp công cụ quảng cáo thu hút độc giả từ bạn bè của bạn. Nút “Thu hút độc giả” (Build Audience) có thể gửi lời mời thích trang đến 5000 độc giả trong danh sách bạn bè của bạn cùng một lúc. Công cụ này nằm ở vị trí trên cùng của fanpage.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng “suggest to friends” để gửi thông điệp đến hộp tin nhắn của bạn bè, khích khích họ thích trang bởi đây là đối tượng rất dễ thích trang của bạn.
Hãy chia sẻ fanpage của bạn trên tường cá nhân, gửi lời mời qua tin nhắn cho bạn bè để họ biết đến fanpage của bạn và tham gia theo dõi.

Giveaway, phần thưởng, mini game

Một phần quà bất ngờ kèm điều kiện sẽ giúp cho fanpage của bạn sôi động hơn, tương tác tốt, từ đó giúpgiúp tăng lượng like cho fanpage của bạn. Đây là cách tạo ra trải nghiệm thú vị cho người dùng, khuyến khích họ tương tác với nội dung trên trang để nội dung lan truyền hiệu quả hơn. Hãy tổ chức tặng quà, cuộc thi đơn giản có thưởng, yêu cầu người dùng share nội dung, like page để tham gia nhận quà. Thông qua đó, Fanpage của bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều lượng thích tự nhiên, thu hút khách hàng tiềm năng để phục vụ cho nhu cầu bán hàng.

Sử dụng thông điệp “Call to action”

Dù viết quảng cáo hay các bài đăng thông thường, bạn sẽ có xu hướng tập trung mô tả sản phẩm mà quên đi lời kêu gọi hành động. Tương tự với 5 cách khiến người dùng share bài, việc kêu gọi like trang cũng là cách khuyến khích và nhắc nhở người dùng nhớ like trang. Do đó, hãy tận dụng tất cả kênh marketing hiện tại, tạo thông điệp phù hợp kèm lời kêu gọi like trang để tăng lượt thích cho fanpage.

Kết hợp Fanpage với website

Để tăng khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng, hãy kết nối fanpage của bạn với website hoặc blog cá nhân. Điều này sẽsẽ tạo sự liên kết giữa fanpage và nền tảng online khác, từ đó tăng cơ hội thu hút người theo dõi mới.

Đặt câu hỏi cho người dùng

Theo nghiên cứu, những câu hỏi khảo sát ngắn gọn trên Fanpage thường tương tác tốt và dễ lan truyền hơn so với các dạng nội dung khác. Vì vậy, hãy hỏi người dùng những câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc sở thích của họ để khuyến khích họ tham gia bình luận và chia sẻ ý kiến.

Khai thác công cụ quảng cáo Facebook Ads

Những cách thủ công có thể giúp bạn tăng like tự nhiên và không mất phí, nhưng Facebook đang hạn chế hiển thị fanpage trên newsfeed người dùng. Do đó, rất khó để tăng một lượng lớn người theo dõi cho fanpage nếu không có sự hỗ trợ của quảng cáo. Bạn nên cân nhắc để quảng cáo tăng like cho trang để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Quảng cáo thích trang (Page Like Ads) có thể giúp bạn tăng lượt like lên nhanh chóng. Nội dung quảng cáo Page Like được hiện thị trên tất cả vị trí, bao gồm thông điệp mời gọi hành động “Like Page” trực tiếp đến người dùng để họ lập tức thích trang của bạn.
 

Kết nối fanpage với Chatbox

Việc kết nối Chatbot Fanpage Facebook là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể: 

Tăng cường khả năng tương tác với khách hàng:

  • Chatbot giúp bạn tương tác với khách hàng 24/7, ngay cả khi bạn không trực tuyến.
  • Chatbot trả lời tức thì các câu hỏi của khách hàng, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
  • Chatbot có thể thu thập thông tin phản hồi của khách hàng, giúp bạn cải thiện sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ.

Cải thiện hiệu quả chăm sóc khách hàng:

  • Chatbot có thể tự động xử lý các yêu cầu đơn giản của khách hàng, giúp nhân viên chăm sóc khách hàng tập trung vào những vấn đề phức tạp hơn.
  • Chatbot có thể cung cấp hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm Messenger, website,…
  • Chatbot có thể thu thập dữ liệu về tương tác của khách hàng với Chatbot, giúp bạn cải thiện chiến lược chăm sóc khách hàng.

Thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng:

  • Chatbot có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng.
  • Chatbot có thể thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng.
  • Chatbot có thể hỗ trợ khách hàng trong việc mua hàng và thanh toán.

Tiết kiệm chi phí:

  • Chatbot có thể tự động hóa nhiều nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, giúp bạn tiết kiệm chi phí nhân công.
  • Chatbot thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng, giúp bạn tối ưu hóa chiến lược marketing và giảm chi phí quảng cáo.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng và quản lý fanpage hiệu quả đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực và hiểu biết về đối tượng khách hàng. Hãy áp dụng những bước và cách thức mà đội ngũ Admatrix đã chia sẻ để tạo ra một fanpage thành công, thu hút đông đảo người theo dõi và phát triển thương hiệu của bạn trên mạng xã hội.
 
 
 
5/5 - (2 bình chọn)

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix