Trong thế giới ngày nay, thương mại điện tử đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Với sự phát triển của công nghệ và internet, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để đánh giá hiệu quả và thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến, các chỉ số đo lường trong thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng.
Vì thế, trong bài viết hôm nay, hãy cùng Admatrix tìm hiểu những chỉ số quan trọng và lý do tại sao doanh nghiệp nên theo dõi chúng một cách chặt chẽ.
Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử là gì?
KPI (Key Performance Indicators): hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công là các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả hoạt động và phản ánh tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra trên các sàn thương mại điện tử.
Lợi ích khi chú trọng đến chỉ số đo lường trong thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp những gì?
– Giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu được liên kết xuyên suốt trong tổ chức. Sự chú trọng này giúp doanh nghiệp thực hiện công việc, dự án có ý nghĩa để tiến tới mục tiêu nhanh hơn.
– Giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hiệu quả, hiệu suất tổng thể và cách thức khách hàng mua sắm.
– Cho biết doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy thoái và chiến lược kinh doanh hiện tại có hiệu quả không?
– Cung cấp đầy đủ thông tin giúp nhà quản trị đưa ra giải pháp và kế hoạch cho tương lai.
Xem thêm: Có tài khoản BM2500 là có tất cả – Vậy tài khoản BM2500 là gì?
8 chỉ số đo lường trong thương mại điện tử quan trọng bạn nên biết
Traffic: Lượt truy cập – Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử doanh nghiệp nên chú trọng
Là một thuật ngữ thường được mọi người sử dụng để nói đến lưu lượng số lượt truy cập, lượt xem, loại thiết bị đang sử dụng, khoảng thời gian khách hàng hoạt động trên gian hàng. Traffic là một thuật ngữ được mọi người rất yêu thích, nhất là đối với lĩnh vực Digital Marketing.
Khi gian hàng thương mại điện tử có lưu lượng truy cập càng tăng sẽ đồng nghĩa với việc doanh thu kinh doanh của chủ doanh nghiệp từ website đó bắt đầu tăng lên. Vì vậy, traffic có tầm quan trọng đặc biệt đối với một website. Thông qua Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử sẽ đánh dấu đến sự thành công trong quá trình tăng doanh thu cũng như giúp cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng được nhiều người biết đến.
Có 2 nguồn cơ bản tạo nên traffic
– Organic Traffic (Tự nhiên): Đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google tức là nguồn không cần trả phí. Ngoài ra, nguồn Organic Traffic là lượng truy cập quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào vì số lượng này thể hiện nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên Google.
Đối với chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này để có được nguồn truy cập vào gian hàng tự nhiên nhất thì doanh nghiệp nên cân nhắc tối ưu hóa các hình ảnh, mô tả sản phẩm chi tiết, tối ưu các từ khóa chính và phụ giúp tăng khả năng đánh giá từ Google.
Thêm vào đó doanh nghiệp cần phải tích cực phản hồi thông tin đến khách hàng một cách nhanh nhất sẽ làm cho khách hàng hài lòng và quyết định mua hàng, sau khi khách đã mua hàng nên có chính sách tạo ra các mã giảm giá, khuyến mãi để kích thích khách hàng phản hồi lại đơn hàng đã mua và tiến hành mua thêm các đơn hàng về sau nữa…nên sản phẩm và gian hàng xuất hiện ở những vị trí đầu tiên khi tìm kiếm.
– Paid (Trả phí): Đến từ quảng cáo tìm kiếm trên Google, mất phí chạy quảng cáo trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử,giá thầu theo từ khoá. Đây cũng là 1 phương thức hiệu ích để tăng doanh số. Tuy nhiên, mỗi sàn có khác biệt về cơ chế và thuật toán quảng cáo, nên bạn cần nghiên cứu kỹ để kết quả tối ưu. Lưu ý: hiệu quả quảng cáo còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ số về sản phẩm: lượt đánh giá, điểm đánh giá, hình ảnh, giá cả…
Conversion Rate (CR) – Tỷ lệ chuyển đổi
– Conversion rate (CR) hay tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua hàng hay dịch vụ của bạn trên các sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate thường là phần trăm của khách mua hàng so với tổng số lượng khách viếng thăm (visits) của toàn website.
Muốn tăng chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này, doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lên chiến lược giá cả cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần triển khai thêm các mã khuyến mãi, giảm giá để kích thích khách hàng ghé thăm gian hàng.
Công thức tính: Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng = (Tổng số người mua / Tổng số người truy cập) x 100
Hoặc: Tỷ lệ chuyển đổi theo dõi gian hàng = (Tổng số người theo dõi gian hàng / Tổng số người truy cập) x 100
Giá trị trung bình của đơn hàng (Average Order Value – AOV)
Chỉ số AOV cho thấy giá trị trung bình của các đơn hàng đã hoàn thành. Chỉ số AOV càng cao sẽ càng tốt, giúp bạn thu được doanh số cao hơn đồng thời cũng đánh giá được insight khách hàng của bạn là những người sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm giá trị hơn.
Để tăng Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này, bạn có thể xây dựng các chính sách miễn phí dịch vụ giao hàng cho các đơn hàng đang ở mức cao hơn so với AOV hiện tại của bạn. Trên thực tế có rất nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra thêm từ vài chục đến vài trăm để sở hữu thêm một món đồ khác, trong khi được miễn phí giao hàng.
Công thức tính: Giá trị đặt hàng trung bình = Tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian / Số đơn hàng trong khoảng thời gian đó
Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử không thể bỏ qua đó là Shopping Cart Abandonment Rate: Tỷ lệ hủy giỏ hàng
Shopping Cart Abandonment (SCA) là tình trạng khách hàng tiềm năng bắt đầu quá trình thêm sản phẩm vào giỏ cho đơn hàng online nhưng đột ngột rời bỏ trước khi hoàn thành quá trình thanh toán.
Hiểu đơn giản, người mua hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng vì một lý do nào đó bỏ quên hoặc quyết định không thanh toán đơn hàng ngay lúc đó.
Đối với tình trạng SCA, bạn đã bỏ lỡ đi tệp khách hàng tiềm năng mà mình tốn công sức chăm sóc nuôi dưỡng trước đó. Đây là tệp khách thực sự có nhu cầu mua hàng, dễ chuyển đổi nhất nhưng cuối cùng … họ đi mãi không trở lại.
Để có thể giảm tỷ lệ hủy giỏ hàng thì doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng đa phương tiện thanh toán, bên cạnh đó phải thường xuyên thông tin đến các khách hàng các chương trình khuyến mãi đang diễn ra, tặng kèm voucher khi mua sản phẩm thông qua khung chat của các sàn thương mại điện tử mới có thể kích thích khách hàng tiếp tục hành vi thanh toán đơn hàng.
Công thức tính: Tỷ lệ huỷ giỏ hàng (%) = (Số người không hoàn tất thanh toán ÷ Số người bắt đầu thanh toán) x 100
Returning Customer Rate: Tỷ lệ giữ chân khách hàng – Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử quan trọng không thể thiếu
Chỉ số này thể hiện lượng khách hàng mua hàng của bạn nhiều hơn một lần. Nhóm khách hàng này phản ánh tương đối rõ ràng về phẩm chất sản phẩm, dịch vụ cũng như cách thức tổ chức kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, giữ chân khách hàng còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí gấp 5 lần so với tìm khách hàng mới. Tỷ lệ này cao đồng nghĩa gian hàng đang được khách hàng tin cậy và yêu thích .
Để tăng chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này thì doanh nghiệp cần phải liên lục xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, gửi tin nhắn hoặc chat vào phần phản hồi trên sàn thương mại điện tử để chúc mừng sinh nhật hoặc các ngày lễ kèm theo voucher mua sắm hấp dẫn để thu hút khách hàng ghé gian hàng đặt hàng.
Công thức tính: Tỷ lệ giữ chân khách hàng = (khách hàng đã thực hiện hai lần mua hàng trở lên / Tổng số khách hàng ) x 100
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV)
Giá trị vòng đời khách hàng là tổng số tiền kỳ vọng một khách hàng trung thành chi trả cho doanh nghiệp đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp vì có giá trị vòng đời cao.. Đây là một chỉ số đo lường trong thương mại điện tử để đo lường lợi nhuận ròng (net profit of revenue) bạn nhận được từ tất cả mối quan hệ với khách hàng đó.
Công thức tính: CLV = Giá trị mua trung bình x Số lượng khách hàng mua mỗi năm x Độ dài trung bình của mối quan hệ khách hàng.
Tỷ lệ trả hàng so với tổng đơn hàng (Returns as Percentage of Sales)
Chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này thể hiện tần suất khách hàng trả lại sản phẩm của bạn.
Công thức tính: Tỷ lệ trả hàng = (Số lượng sản phẩm bị hoàn trả trong một khoảng thời gian ÷ Số lượng sản phẩm được đặt trong khoảng thời gian đó) x 100
Ứng dụng: chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này càng được giữ ở mức thấp càng tốt. KPI này – tương tự như trong ngành bán lẻ – đóng vai trò như một “dấu hiệu cảnh báo”, cho thấy số đơn hàng bị hoàn trả có đang tăng vọt hay không. Sau đây là một vài lý do có thể xảy ra:
Để hạn chế được chỉ số này tăng cao, doanh nghiệp nên xem lại lưu lượng truy cập website đã tốt hay chưa? Hoặc cũng có thể là sản phẩm đang áp dụng sai tệp khách hàng mục tiêu.
Các sản phẩm hàng đầu theo tỷ suất lợi nhuận (Top Products By Contribution Margin Ratio)
Đây cũng là một chỉ số đo lường trong thương mại điện tử để doanh nghiệp có thể đo lường được sản phẩm nào đang đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của bạn.
Công thức tính: Tỷ lệ đóng góp = [(Giá bán – Chi phí biến đổi) ÷ Giá bán] x 100
Chi phí biến đổi (Variable Cost) có thể là chi phí nhân công hoặc nguyên vật liệu.
Ứng dụng: chỉ số đo lường trong thương mại điện tử này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng về những sản phẩm bạn nên tập trung vào thúc đẩy tiếp thị hoặc nâng cấp tính năng. Ngoài ra, việc xét trên tỷ suất lợi nhuận cũng rất quan trọng, thay vì chỉ nhìn vào doanh số bán ra. Nếu mặt hàng bán chạy nhất của bạn có tỷ suất lợi nhuận thực sự thấp, thì không nên tập trung vào sản phẩm đó.
Kết luận
Việc thường xuyên theo dõi và đo lường hiệu suất thông qua các KPI cho phép bạn định lượng các khía cạnh quan trọng nhất của doanh nghiệp, đặc biệt trong một mô hình kinh doanh hoàn toàn online như thương mại điện tử. Khi đó, ta cần phải hiểu bản chất nền tảng của việc đo lường và phân tích dữ liệu, để có thể tùy chỉnh một hệ thống KPI hợp lý nhất với doanh nghiệp.
Trên đây là 8 chỉ số đo lường trong thương mại điện tử quan trọng giúp bạn phân tích và nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Hiểu và sử dụng chúng đúng cách sẽ mở ra cho bạn cơ hội lớn nâng cao uy tín cùng sự hài lòng của khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu & lợi nhuận.
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- VIDEO MARKETING – TỪ A ĐẾN Z CHO NGƯỜI MỚI
- Hướng dẫn mở chiến dịch tiếp thị liên kết do Seller Tiktokshop khởi tạo
- AFFILIATE MARKETING: TỪ A ĐẾN Z CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Hướng dẫn sản xuất nội dung chạy quảng cáo Facebook
- Tổng quan về Meta business Suite – Trình quản lý nội dung Meta Facebook
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix