Làm thế nào để có cách có đơn hàng đầu tiên trên Shopee? Chắc hẳn khi click đọc bài viết này thì bạn là một nhà bán hàng mới trên Shopee và đang đau đầu vì mãi mà không ra được những đơn hàng đầu tiên. Nhưng đừng lo đó là những khó khăn ban đầu mà bất cứ seller nào cũng gặp phải. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng tình hình kinh doanh của bạn như một hòn tuyết. Ban đầu nó rất nhỏ và tăng chậm nhưng đến một thời gian do sự thúc đẩy mạnh mẽ của lực quán tính thì sẽ to lên rất nhanh.
Vậy nên chỉ cần bạn kiên trì, không bỏ cuộc thì sẽ ở một thời điểm nào đó trong tương lai chắc chắn bạn sẽ bùng nổ doanh số. Và đội ngũ marketing và vận hành thương mại điện tử Admatrix ở đây là để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này và chinh phục những đơn hàng đầu tiên.
Xác định tâm thế, tinh thần khi lao vào Shopee
Một số nhà hàng gia nhập thị trường bán hàng online dựa trên những lời quảng cáo như thu nhập hàng trăm triệu 1 tháng, những phiên livestream lên đến tỷ đồng và cùng mơ ước khi vào mình cũng có thể đạt được những thành tích như vậy. Có thể những điều đó là sự thật nhưng chúng là kết quả của một quá trình tích lũy chớ không phải ngày một ngày hai mà có thể làm được.
Thêm vào đó, mặc dù Shopee luôn tạo điều kiện để bất cứ ai cũng có thể trở thành những nhà bán hàng trên sàn. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên các sàn điện tử luôn biến đổi liên tục và nhu cầu của khách ngày hàng ngày càng cao. Việc đó kéo theo tỷ lệ chọi và tỷ lệ rời khỏi thị trường cũng rất lớn. Cho nên nếu không có một chiến lược lâu dài và hiệu quả thì rất khó để có thể tồn tại trong một thị trường đào thải nhanh như cuộc chiến trên sàn thương mại điện tử.
Do đó trước khi gia nhập vào trận chiến này thì mỗi seller cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững chắc. Cũng như xác định được bước đầu tiên tất cả seller đều gặp phải những khó khăn như ko có view, chuyển đổi thấp , cũng như phải cạnh tranh với hàng ngàn đối thủ trên Sàn thương mại điện tử để không bị hoang mang và sẵn sàng lên kế hoạch để vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Và tất nhiên thương mại điện tử là một thế giới rộng lớn và với cương vị là một người kinh doanh thì sẽ có rất nhiều thứ cần quan tâm và thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đánh đổi thời gian, sức lực ở giai đoạn này rất nhiều mà kết quả thì không thể thấy ngay được.
Bởi lẽ Shopee nó là 1 cuộc đua Marathon dài cho nên chỉ những người đủ kiên trì cần mẫn hàng ngày thì mới có thể vinh quang ở vạch đích.
Chuẩn bị cho mình một gian hàng và sản phẩm chỉnh chu nhất có thể
Như đã nói ở trên hành trình chinh phục việc kinh doanh trên Shopee là một quá trình dài. Và một hành trình nào cũng cần những bước chân đầu tiên thật vững chắc để tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
Ở thời điểm này, các nhà bán hàng thường có sai lầm là khi thấy không ra đơn được nên dành hết nguồn lực để chạy quảng cáo với mong muốn là sẽ bùng nổ doanh số. Nhưng, bạn phải hiểu rằng thực tế quảng cáo chỉ là công cụ để phóng đại các chỉ số. Do đó thời điểm ban đầu các chỉ số về tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ khách hàng add vào giỏ hàng đều thấp. Cho nên dù có chảy quảng cáo nhiều đi chăng nữa thì cũng chỉ tốn tiền bạc mà thôi.
Thay vào đó, hãy cố gắng tạo một cửa hàng chuẩn trước để tiết kiệm được chi phí mà không cần bỏ ra một khoản chi phí quảng cáo nào cho cửa hàng shopee của mình. Mà vẫn có thể giúp cho sản phẩm được hiển thị ở vị trí cao trên trang tìm kiếm. Thu hút những khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm để mua hàng.
Cách có đơn hàng đầu tiên trên Shopee
Đặt tên shop
Đối với đứa con tinh thần của mình việc đầu tiên bạn cần làm cũng là đặt cho nó một cái tên thật hay thật ý nghĩa. Việc tối ưu trong quá trình đặt tên shop không những giúp cho khách hàng tìm ra shop một cách dễ dàng mà còn tăng được tính chuyên nghiệp của shop nhất là đối với những nhà bán hàng nào muốn tập trung xây dựng thương hiệu.
Vậy làm sao để có thể tạo trượng một tên shop lý tưởng. Bạn có thể dựa trên những gợi ý sau.
- Tên shop nên là một tên đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc
- Tên gọi có sự liên quan đến sản phẩm
- Đặt tên shop có ý nghĩa và độc đáo để có thể gây sự chú ý với Khách hàng.
Lưu ý: Nên tìm kiếm các tên mà mình muốn đặt trên các trang thương mại điện tử hoặc công cụ tìm kiếm khác như Facebook, Google… để kiểm tra tên shop trước khi quyết định đặt tên để tránh trùng lặp tên bạn nhé.
Tối ưu tên tiêu đề sản phẩm
Một sản phẩm được đặt tiêu đề có những từ khóa được tối ưu sẽ được Shopee đọc được bằng thuật toán của mình để ưu tiên lên top sản phẩm tìm kiếm. Từ đó gia tăng tỷ lệ được tiếp cận.
Để lập được tiêu đề sản phẩm tốt thì cần một bộ từ khóa chất lượng. Bạn có thể sử dụng công cụ gợi ý tìm kiếm của Shopee để tìm ra những từ khóa đang được tìm kiếm bởi khách hàng. Sau đó bắt đầu thiết lập tiêu đề sản phẩm gồm nhiều từ khóa hiệu quả và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải.
Tối ưu mô tả từng sản phẩm
Trong phần mô tả sản phẩm trên shopee, bạn cần mô tả sản phẩm chuẩn Seo làm nổi bật lên lợi ích nguồn gốc xuất xứ cũng như công dụng của của sản phẩm.
Các thông tin này về sản phẩm sẽ có nội dung không quá khác biệt nhất là những sản phẩm có cùng thương hiệu. Vậy nên bạn có thể tham khảo cách đổi thủ trực tiếp bán sản phẩm giống mình cách họ đang làm như thế nào để có hiệu quả. Nhưng không nên copy hoàn toàn thông tin đó mà có thể sáng tạo thêm để nội dung và viết lại cho chuẩn SEO. Để có thể cung cấp được hết các thông tin về sản phẩm tạo tiền đề cho việc ra quyết định mua hàng
Tối ưu hashtag
Bạn nên đặt bộ từ khóa hashtag ở cuối nội dung mỗi bài đăng để tăng lượt hiển thị khi khách hàng tìm kiếm đến sản phẩm. Nên đặt 18 từ khóa cho mỗi sản phẩm khi setup gian hàng shopee: bao gồm cả từ khóa chính và các từ khóa mở rộng.
Tối ưu các hình ảnh của shop
Cách để tạo nên điểm khác biệt của bạn đối với hàng vạn đối thủ cũng bán sản phẩm đó trên sàn chính là bộ ảnh khác biệt.
Để có một ảnh sản phẩm hiệu quả thì bạn có thể follow theo cấu trúc sau đây:
Hình ảnh cần có kích thước phù hợp để tối ưu hiển thị trên Shopee là 1024. Chất lượng hình ảnh rõ ràng không bị mờ. Hình ảnh sản phẩm cần được thể hiện càng rõ ràng càng tốt ở vị trí trung tâm. Thêm vào đó là những được text thể hiện lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được của lợi ích mà shop cung cấp để thu hút khách hàng click vào tìm hiểu thêm chi tiết sản phẩm.
Một lưu ý là Shopee thường thiết kế những tag cho sản phẩm ở phía dưới bên trái. Vậy nên trong quá trình thiết kế nên để ý để không để những thông tin quan trong ở đó sẽ chị che mất gây mất thẩm mỹ và cũng không thể hiện được hết thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng.
Ủng hộ dịch của chúng tôi để đội ngũ có động lực thật nhiều kiến thức hay và giá trị – Đăng ký gian hàng shopee mall
Quảng bá sản phẩm để có những đơn hàng đầu tiên
Sau một quá trình tốn nhiều công sức và thời gian để setup một gian hàng thật chỉnh chu với những sản phẩm chất lượng nhưng bạn lại không thấy đơn nào được nổ ra. Vậy vấn đề đang nằm ở đâu?
Thị trường bán hàng trên Shopee đã thay đổi. Nếu như 4 – 5 trước thì bạn chỉ cần đăng sản phẩm lên là có thể bán được hàng. Tuy nhiên, hiện tại thì nhu cầu và các đòi hỏi của khách hàng đang được nâng lên rất nhiều.
Việc setup một gian hàng chuẩn chỉ giúp bạn có thể thu hút những lượt traffic tự nhiên từ khách hàng. Tuy nhiên khi vào trong sản phẩm mà không thấy bất cứ lượt mua hay feedback. Nếu bạn là một người khách hàng trong trường hợp đó thì bạn có quyết định mua hay không. Chắc hẳn câu trả lời là không vì không ai muốn làm chuột bạch thử một sản phẩm mới cả nhất là đối với những sản phẩm có giá trị cao thì càng khó hơn.
Vậy nên trong thời điểm ban đầu bạn cần có một chiến lược quảng bá sản phẩm hợp lý để có những đơn hàng đầu tiên trước khi nó có thể tự chạy cách tự nhiên. Bạn có thể áp dụng cách bán hàng sau đây:
Tận dụng trang cá nhân của mình để mở bán sản phẩm
Trong một thời kỳ mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có ích hơn bao giờ hết. Nếu bạn có một số lượng bạn bè nhiều trên trang mạng xã hội của mình thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng vào số lượng bạn bè đó để trang lượt click vào tìm hiểu sản phẩm và mua hàng cho bạn.
Trong ngày mở bán sản phẩm, bạn có thể đăng bài hoặc livestream trên cá nhân với mức giá hấp dẫn để thu hút các bạn bè, người thân của mình.
Lưu ý cần xây dựng một quy luật cho các đợt mở bán sản phẩm của bạn là luôn giảm giá sâu nhất và không thể có giá này vào các đợt sale tiếp theo kể cả những đợt sale lớn. Từ đó đánh vào tâm lý FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ) của khách hàng. Từ đó thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn.
Tặng hoặc có những voucher ưu đãi đặc biệt cho người thân/ nhân viên
Tùy vào giá trị của sản phẩm mà bạn có thể cân nhắc việc tặng hoặc có voucher ưu đãi cho sản phẩm của mình. Mình có thể nhờ nhân viên đăng sản phẩm của mình lên trang cá nhân của họ cùng với từng mã ưu đãi.
Từ đó, vùng khách hàng tiềm năng của sản phẩm sẽ được mở rộng, mà những người có nhu cầu mua thật sự sẽ mua được với giá hời hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể soạn trước các content đánh giá để tăng các lượt đánh giá sản phẩm cho cửa hàng của mình.
Tham gia chương trình khuyến mãi của Shopee
Cuối cùng là bạn có thể tham gia các chương trình khuyến mãi của Shopee để có thể xuất hiện trong mục flash sale tiếp cận được nhiều khách hàng. Hoặc có những voucher đặc biệt cho từng sản phẩm và đi phân phát những voucher đó ở các hội nhóm quan tâm trên các cộng đồng để có những đơn hàng thật, feedback thật tăng độ uy tín cho các chỉ số của bạn.
Phân tích các chỉ số và lên kế hoạch cải thiện
Khi có những lượt đơn ban đầu thì dựa trên những data có được để tối ưu cải thiện hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Việc nào cũng vậy, không chỉ bạn thấy hay thấy tốt là được mà còn phải được chứng minh bằng số liệu cụ thể.
Từ bảng phân tích hiệu quả kinh doanh mà Shopee cung cấp bạn cần xem xem những việc nào mình đang làm tốt, những chỉ số nào xấu cần phải cải thiện.
Ví dụ như, bạn phải qua một quá trình dài để phân tích, đánh giá để đưa ra một cái gái cuối cùng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ để vào giỏ hàng cao nhưng không được chuyển đổi thành đơn hàng thì có thể rằng sản phẩm tốt nhưng giá còn khá cao so với khách hàng nên họ chưa quyết định chốt đơn ngay. Trong trường hợp này, các nhà bán hàng có thể cân nhắc để điều chỉnh giá cho hợp lý để đăng độ chuyển đổi cao hơn.
Hay một chỉ số khác là tỷ lệ outbound thấp có thể thấy là chi tiết, hình ảnh của sản phẩm của bạn đang không thật sự thu hút để giữ chân khách hàng ở lại trong trang của mình. Vậy thì bạn cần đánh giá lại các thiết kế, các nội dung được thể hiện để cải thiện chúng một cách tốt hơn.
Tham gia vào mạng lưới nhà bán hàng Shopee Admatrix Sellers Network để được cập nhật kiến thức vận hành sàn shopee hiệu quả và thu được lợi nhuận tốt.
Lời kết
Việc kinh doanh trên Shopee không phải là một cuộc đua nước rút mà chỉ cần bạn tập trung hết công lực ban đầu là có thể về đích. Nhưng đây là một cuộc đua đường dài mà bạn phải kiên trì, nỗ lực từng ngày để có thể đến được vinh quang là bùng nổ doanh số.
Vậy nên các nhà bán hàng mới ơi, Công ty Admatrix hỗ trợ xây dựng và vận hành sàn shopee biết rằng đây là sẽ giai đoạn khó khăn đối với việc. Nhưng chỉ cần qua được giai đoạn này thôi thì theo lực quán tính thì công cuộc kinh doanh của bạn sẽ khởi sắc hơn rất nhiều đấy. Hy vọng những kinh nghiệm đã được chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho bạn.
Chuỗi bài – Hành trình 100 ngày bán hàng trên Shopee
Bài Trước:
5 Nguyên lý cơ bản cần biết khi kinh doanh trên Shopee
Bài kế tiếp:
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Top 10 hệ thống tiếp thị liên kết/Affiliate uy tín tại Việt Nam
- Làm tiếp thị liên kết affiliate bằng website
- Tổng hợp phần mềm livestream trên máy tính
- Để kiếm được 5 triệu/tháng từ Affiliate, bạn cần phải làm gì?
- Các yếu tố không thể thiếu của website thương mại điện tử
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix