Hiện nay, các sàn thương mại điện tử hay đặc biệt là Shopee đều tạo cơ hội trong việc đăng ký để các nhà bán hàng có thể dễ dàng bắt đầu việc kinh doanh online của mình. Từ đó kéo theo nhu cầu học phương pháp bán hàng hiệu quả được ra đời để nhắm vào xu hướng thích ăn xổi, ăn ngay của các nhà bán hàng trẻ.
Tuy nhiên, việc gì cũng cần hiểu được logic, bản chất vấn đề trước rồi mới học phương pháp sau để có thể linh hoạt trong mọi trường hợp nhất là trong một thị trường biến động không ngừng như hiện nay.
Vậy các nguyên lý cơ bản trước khi kinh doanh trên shopee mà bạn cần nắm là gì? Những điều này sẽ được công ty ads Agency Admatrix bật mí ngay sau đây.
Hiểu cách Shopee kiếm tiền để kiếm tiền từ Shopee
Cách Shopee kiếm tiền chính là từ việc bán traffic
Nếu muốn kiếm tiền từ việc kinh doanh trên Shopee thì đầu tiên nhà bán hàng cần phải nắm rõ được cách Shopee kiếm tiền như thế nào. Hiện nay Shopee có thể kiếm được tiền từ nhiều nguồn trong đó có các loại dịch vụ kinh doanh khác như: Shopee Express, Shopee pay hay Shopee food.
Nhưng đối với hình thức kinh doanh chủ lực của mình là Sàn thương mại thì Shopee có thể thu được lợi nhuận từ việc thu phí các nhà bán hàng trên sàn các loại phí như:
- Bắt buộc: Phí dịch vụ, phí cố định và phí thanh toán
- Tùy chọn: Phí Freeship/ voucher xtra, phí chạy quảng cáo, phí Marketing package
Trong các nguồn thu đó thì Quảng cáo chính là nguồn thu lớn nhất của Shopee.Và cách thức để Shopee có thể làm được điều đó chính là phân phối lượt traffic khủng của mình (hơn 1 tỷ traffic) cho những nhà bán hàng ở trên sàn khi họ đăng ký các dịch vụ quảng cáo ở trên sàn.
Các bài học rút ra từ việc hiểu cách thức kiếm tiền của Shopee
Như đã kết luận ở trên thì Shopee kiếm tiền từ việc bán traffic cho các nhà bán hàng trên sàn. Vậy thì chúng ta có thể rút ra được được các bài học để có cách thức hoạt động hiệu quả hơn trong thị trường này:
Đầu tiên là Shopee cho chúng ta một lượng traffic ban đầu miễn phí tuy nhiên để đạt được những điều miễn phí thì không bao giờ là dễ dàng. Trong giai đoạn này, các nhà bán hàng nên đầu tư vào việc tối ưu gian hàng của mình từ việc thiết kế tiêu đề sản phẩm, tạo bộ từ khóa, làm ảnh bìa, trang trí gian hàng,… tất cả để có thể thu hút được lượt traffic tự nhiên mà không tốn đồng phí nào.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng lượt traffic tự nhiên là có hạn, cho dù gian hàng trên Shopee của bạn có tối ưu hết mức có thể thì lượt traffic thu về vẫn còn hạn chế. Bởi vì Shopee thu lời phần chính từ việc traffic cho nên nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn, ra đơn bùng nổ hơn thì người bán phải có năng lực trả phí cho Shopee. Đó là điều kiện cần để cửa hàng của bạn có lượng traffic khủng tạo tiền đề cho việc bùng nổ doanh số.
Nói tóm lại, có hai điều cần lưu ý chính là cần cố gắng đạt được những traffic miễn phí bằng cách làm gian hàng cho thật chuẩn sau đó thì phải có năng lực trả phí quảng cáo cho Shopee để có nhiều traffic hơn để ra doanh số nhiều hơn.
Công thức 80 sao chép và 20 khác biệt
Sai lầm của một số các seller là khinh thường việc sao chép các thành phẩm có sẵn mà bỏ thời gian và công sức để làm lại mới hoàn toàn. Tuy nhiên, việc là một người mới chưa có kinh nghiệm thì việc làm từ đầu hiếm tạo ra được một kết quả có thể cạnh tranh được với các đối thủ hiện có trên thị trường.
Hãy tự đặt ra một câu hỏi rằng nếu bạn không học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước thì sản phẩm tạo ra của bạn có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn mạnh trên thị trường được hay không? Chắc hẳn chúng ta đều có câu trả lời là không thể nào tốt hơn được những người đi trước được.
Mỗi đối thủ đi trước đều là người thầy của mình. Vậy nên việc học hỏi từ các shop cùng ngành trên Shopee hay thậm chí là Taobao, Amazon, Lazada đều giúp cho các nhà bán hàng có được định hướng trong cách làm chuẩn.
Chúng ta sẽ cố gắng sao chép, mô phỏng và học hỏi những điều tốt từ các đổi thủ để tạo ra điều cơ bản trước. Sau đó dành hết công lực còn lại để tập trung sáng tạo để tạo ra điều khác biệt nổi trội.
Chúng ta nên cố gắng tìm hiểu và phân tích thật kỹ cách các đối thủ cùng ngành của mình đang hoạt động từ những điều dễ dàng thấy nhất như việc có các từ khóa chủ lực, cách họ xây dựng tiêu đề và các hình ảnh video minh hoạ đến những điều cần tìm hiểu sâu hơn như lợi thế cạnh tranh của đối thủ và các công cụ trả phí nào mà đối thủ họ đang sử dụng.
Từ đó có những định hướng trong việc xây dựng gian hàng của mình tối ưu nhất bằng việc sao chép những gì tốt nhất của đối thủ và sự sáng tạo của mình tạo ra một kết quả có tính cạnh tranh cao hơn.
Cách thức kinh doanh trên Shopee: Bán hình ảnh trước và bán sản phẩm sau
Việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee có cách hoạt động khác hoàn toàn đối với cách thức bán hàng truyền thống. Đối với bán hàng trực tiếp, người khách hàng có thể giúp khách hàng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm thông quan việc cảm nhận, dùng thử và tư vấn trực tiếp.
Còn đối với Shopee thì điểm chạm của seller với khách hàng không nhiều. Chủ yếu khách hàng có quyết định click vào tìm hiểu hay mua sản phẩm hay không thì hầu hết đều dựa vào cảm quan của khách hàng đối với hình ảnh là chính.
Ví dụ như một tiến trình mua hàng của khách hàng điển hình là sẽ search từ khoá có nhu cầu, khi danh sách kết quả tìm kiếm hiện ra thì dựa vào cảm nhận về ảnh bìa của sản phẩm là có thẩm mĩ hay không, có các từ khóa là những nỗi quan tâm giải quyết được vấn đề của mình hay không rồi mới quyết định click vào để tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Có thể nói ảnh bìa là điểm chạm đầu tiên để quyết định có bán được hàng hay không. Sau đó khi đi vào trang chi tiết sản phẩm, một lần nữa khách hàng cũng dựa vào các hình ảnh sản phẩm, các feedback và tham khảo thêm một số các thông tin khác để ra quyết định có chốt đơn hay không.
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của hình ảnh của việc kinh doanh online. Bởi lẽ trên Shopee, các nhà bán hàng bán hình ảnh trước sau đó mới đến bán sản phẩm.
Hình ảnh quan trọng là thế nhưng một số nhà bán hàng vẫn chưa có sự đầu tư đúng mục vào nó và thường xuyên mắc phải những sai lầm sau:
- Ảnh bìa sản phẩm sao chép lại từ shop khác mà không có sự tuỳ biến nào cho phù hợp với sản phẩm để tạo ra điểm khác biệt nổi trội cho sản phẩm đó.
- Ảnh bìa sản phẩm chỉ làm một lần và không bao giờ thay đổi
- Ảnh bìa chứa quá nhiều thông tin về sản phẩm hay chứa những thông tin vô giá trị.
Để có thể đặt được hiệu quả kinh doanh trên Shopee cao hơn, thì các nhà bán hàng cần đầu tư để tối ưu các hình ảnh của sản phẩm cũng như gian hàng của mình.
Ủng hộ chúng tôi ra thật nhiều kiến thức – Dịch vụ đăng ký shopee mall
Tư duy bán hàng dựa trên Selling point của bạn
Trước khi bán được sản phẩm cho khách hàng, bạn phải thuyết phục được chính mình mua hàng trước tiên. Mà để làm được điều đó thì phải tìm được điểm khác biệt và điểm thế mạnh của sản phẩm và cửa hàng của mình so với các hàng ngàn đối thủ khác cũng đang kinh doanh trên sàn.
Tuỳ vào từng ngành hàng mà sẽ có điểm khác biệt và điểm thế mạnh khác nhau để có thể bán được sản phẩm đó.
Ví dụ như 2 sản phẩm có thể dễ dàng được tìm thấy trên Shopee là túi rác và điện thoại. Trong lúc tìm mua túi rác cho gia đình của mình thì các yếu tố sẽ giúp bạn ra quyết định mua sản phẩm của shop đó. Có phải là giá rẻ, có freeship, lượt bán cao và không có bình luận xấu về sản phẩm.
Đổi với các loại sản phẩm này, chúng ta chỉ sử dụng 1-2 lần là bỏ cho nên sẽ vấn đề chất lượng sẽ không quá quan trọng và khách hàng sẵn sàng mua thử để trải nghiệm. Vậy nên ở chúng ta phải cạnh tranh về giá để thu hút được khách hàng mua hàng.
Tuy nhiên, đối với một ngành sản phẩm khách như Iphone thì bộ tiêu chuẩn hoàn toàn khác biệt. Trong đó có 2 yếu tố quan trọng nhất là ai là người bán hàng và ở đâu có giá bán sau cùng có lợi nhất cho mình. Khách hàng sẽ quan tâm về độ uy tín của nhà bán hàng, như đối với mặt hàng điện thoại thì gian hàng Shopee mall, các brand là nhà phân phối độc quyền của Apple ở trên Shopee thì sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Sau đó cùng loại sản phẩm thì khách hàng sẽ tiến hành so sánh giá sau khi giảm giá để chọn ra sản phẩm có giá tốt nhất để dẫn đến quyết định mua hàng.
Từ 2 ví dụ đơn giản trên thì dễ dàng có thể nhận ra rằng mỗi ngành sản phẩm sẽ có những những điểm khác biệt, điểm thế mạnh gì để bán được hàng ở trên shopee.
Vậy nên để có thể bán được hàng thì mọi người cần phải nghiên cứu rất kỹ về ngành hàng cũng như nhu cầu thị trường để có thể đưa insight của khách hàng. Và chính cái insight đó sẽ giúp cho nhà bán hàng có được logic để bán được hàng trên Shopee.
Vậy các nhà bán hàng cần phải làm gì để có thể tìm được điểm khác biệt và thế mạnh trong dòng sản phẩm của mình. Đầu tiên, các nhà bán hàng cần có tư duy logic để phân tích các vấn đề xoay quanh sản phẩm.
Tiếp theo là việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng thật kỹ – điểm này càng làm nổi bật lên tại sao lại phải học hỏi từ đối thủ. Vì nếu không nghiên cứu phân tích đối thủ thì mình cũng như người mù đang tìm đường trên một quốc lộ rộng thênh thang là thị trường đầy cạnh tranh như Shopee.
Và sau khi có logic và nghiên cứu đối thủ thật kỹ rồi thì chúng ta sẽ xây dựng chiến lược phát triển dựa trên những cái lợi thế riêng của mình.
Ví dụ như là đã hiểu được đặc điểm của ngành hàng ấy rồi thì sẽ dựa vào lợi thế riêng của mình mà tạo ra được những cái thế mạnh tạo ra được nhiều điểm khác biệt cho các dòng sản phẩm đấy. Từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn ở trên thị trường.
CÁCH ĐỂ CẠNH TRANH NHỮNG “GÃ KHỔNG LỒ” TRÊN SHOPEE
Thứ nhất là lợi thế về chất lượng – Thế nào là chất lượng?
Chất lượng được đánh giá bằng sự thỏa mãn của khách hàng. Ví dụ: bạn KD thời trang với chi phí nhập hoặc sản xuất ra sản phẩm là 60K. Bạn chỉnh sửa ảnh sản phẩm thật đẹp, cam kết chất lượng, dùng những ngôn từ thần thánh, mô tả không chân thực về nó rồi đăng bán với giá 180K. Sau khi khách mua mà cảm thấy sản phẩm đó không xứng đáng với những gì họ chi trả, họ sẽ đánh giá 2 – 3 sao cho sản phẩm.
* Đóng gói cẩn thận
Thứ hai là lợi thế về chi phí – chi làm sao để không phí
Cốt lõi của quảng cáo trên Shopee
Mọi người đều biết đến quảng cáo trên Shopee là một hình thức tốn tiền. Vậy nên nếu không có nhận thức đúng về quảng cáo ngày từ đầu thì sẽ rất lãng phí tiền bạc và thời gian khi chạy quảng cáo bất chấp. Một số các sai lầm khi chạy quảng cáo trên Shopee và cách khắc phục:
Chưa nhận thức rõ về việc chạy quảng cáo
Mọi người thường nghĩ quảng cáo chính là cách thức để cho các seller có thể bán được hàng. Các suy nghĩ này không sai nhưng chưa đủ. Bởi vì về bản chất thì quảng cáo là một công cụ để phóng đại các chỉ số.
Ví dụ như cửa hàng của bạn đang có tỷ lệ click tốt, tỷ lệ chuyển đổi cao thì khi chạy quảng cáo thì nó sẽ giúp cho các chỉ số này càng tốt lên đến 3 hoặc 5 lần so với thời điểm chưa chạy quảng cáo.
Tuy nhiên, trong trường hợp còn lại nếu các chỉ số của cửa hàng đang kém thì việc dùng quảng cáo chỉ phóng đại việc kém đó mà thôi. Có thể nói dùng quảng cáo ở đây như việc ném tiền vào một cái động không đáy vậy.
Chạy quảng cáo không đúng thời điểm
Sai lầm thứ là là về mặt thời điểm về chạy quảng cáo. Không phải lúc nào cũng chạy quảng cáo là tốt. Mà trong mỗi giai đoạn thì cần có một chiến lược quảng cáo khác nhau.
Ví dụ như trong lúc thị trường của sản phẩm quá nhỏ, thì việc shop có chạy quảng cáo nhiều đi chăng nữa thì cũng không thể tăng doanh số lên nhiều mà lâu dài thì việc chạy ủng cáo không kéo doanh thu thì chỉ có lỗ thôi. Trong trường hợp đó, thì chúng ta phải đợi thị trường mở rộng thì mới đầu tư vào chạy quảng cáo nhiều hơn để cho đúng nhịp với thị trường.
Không chọn đúng phương thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm
Có 2 loại quảng cáo là quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám phá. Trong khi quảng cáo tìm kiếm dựa vào các dòng sản phẩm có nhu cầu rõ ràng( ví dụ iphone, laptop, các thiết bị điện tử).
Quảng cáo khám phá phù hợp với sản phẩm có cùng tệp khách hàng để khi khách hàng mua A thì có thể cân nhắc mua thêm mặt hàng A’. Cách thức quảng cáo này phù hợp với ngành hàng thời trang ví dụ như khi bán quần áo thời trang thì có thể kết hợp quảng cáo phụ kiện kèm theo.
Cần phối hợp nhịp nhàng giữa 2 loại quảng cáo. Tuy nhiên ứng với từng sản phẩm nên ưu tiên cách thức quảng cáo phù hợp hơn.
Không test thử nghiệm các phương án chạy quảng cáo
Không có phương pháp quảng cáo nào là đúng tuyệt tối và hiệu quả 100%. Hơn nữa quảng cáo cũng không có đúng hay sai mà phải được đo lường bằng các chỉ số. Để tìm ra được cách quảng cáo tốt nhất thì phải không ngừng thử nghiệm các cách thức mới, sau đó lưu trữ và phân tích kết quả của từng thử nghiệm để đưa được cách thức quảng cáo tốt hơn.
Từ các sai lầm trên chúng ta rút ra được 4 bài học về việc chạy quảng cáo trên Shopee là:
- Chạy quảng cáo chỉ là công cụ tăng tốc, phóng đại
- Trước khi đầu tư chạy quảng cáo nhiều điều kiện tiên quyết cần có chỉ số CTR, CR tốt
- Chọn cho sản phẩm của mình cách thức quảng cáo nào sẽ phù hợp và hiệu quả hơn
- Nắm chắc các phương án và thử nghiệm liên tục để tìm ra cách thức tối ưu hơn từng ngày.
Đừng bỏ lỡ – Lộ trình 100 ngày kinh doanh trên Shopee
Trên đây là những chia sẻ của Đội ngũ hỗ trợ xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử Admatrix về những tư duy mà một nhà bán hàng cần có trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trên Shopee của mình. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn thành công trên con đường chinh phục sự nghiệp của mình.
Tham gia vào mạng lưới nhà bán hàng Admatrix Sellers Network của chúng tôi để cập nhật nhanh nhiều kiến thức và hỗ trợ trực tiếp từ các sàn thương mại điện tử.
Bài Kế Tiếp nên xem: Cách giúp những nhà bán hàng shopee mới có những đơn hàng đầu tiên nhanh chóng
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Tài khoản quảng cáo TikTok bị vô hiệu hóa có rút tiền được không? Cách khắc phục
- Tiềm năng của TikTok tại Việt Nam trong tương lai
- Hướng dẫn cách cài đặt đo lường chuyển đổi quảng cáo Google
- Phân tích đọc hiểu và tối ưu tổng quan các chỉ số Google Ads
- Cài đặt đo lường chuyển đổi website landing page quảng cáo Tiktok
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix