Tất tần tật về nộp thuế thương mại điện tử

phap ly ve nop thue thuong mai dien tu
Tìm hiểu về thuế và lựa chọn mô hình kinh doanh online phù hợp
Kinh doanh từ lâu đã không chỉ dừng lại ở việc nhập hàng rồi bán sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xoay quanh. Trong đó, công việc pháp lý như việc kê khai và quyết toán thuế thương mại điện tử là việc rất quan trọng mà mỗi nhà bán hàng cần phải hiểu rõ để có thể tối ưu nhất về mặt thuế phải đóng nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật. Nếu như các anh chị seller đang còn nhiều thắc mắc về vấn đề thuế khi kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử, thì trong bài này đơn vị cung cấp giải pháp vận hành sàn thương mại điện tử Admatrix sẽ cung cấp cho các nhà bán hàng những kiến thức trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Nghĩa vụ về thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee

hinh thuc nop thue doanh nghiep

Đối tượng phải nộp thuế

Như bạn đã biết, theo quy định của nhà nước, khi có hoạt động kinh doanh và đạt được mức doanh thu vượt quá ngưỡng miễn thuế là 100 triệu đồng mỗi năm thì bất cứ công dân Việt Nam nào cũng có nghĩa vụ phải nộp thuế.

Do đó việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng cũng không ngoại lệ. Mà hầu hết nếu các nhà bán hàng đã tập trung phát triển kinh doanh trên sàn thì doanh thu 100 triệu/ năm không phải là một con số khó khăn. Vì vậy có thể kết luận rằng việc kinh doanh trên Shopee/TT Shop cũng đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các quy định về nộp thuế theo quy định của nhà nước.

Shopee và TikTok Shop hỗ trợ nghĩa vụ thuế như thế nào?
  • Đối với cơ quan thuế
Theo Nghị định năm 2020, các sàn thương mại điện tử có nghĩa vụ cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế để hỗ trợ công tác quản lý và thu/ nộp thuế. Vì vậy Shopee có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó Shopee đã và đang hỗ trợ cho Cơ quan Thuế trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin của người bán cũng như kê khai doanh thu của từng cửa hàng trên sàn để đảm bảo công tác thuế được thực hiện hiệu quả.
  • Đối với các nhà bán hàng
Trong quá trình kinh doanh thì các nhà bán hàng bắt buộc phải kê khai, chứng minh doanh thu của mình cho các cơ quan thuế. Do đó Shopee sẽ hỗ trợ cung cấp hai loại báo cáo giúp người bán có thể chủ động kiểm tra, đối soát và làm cơ sở cho việc kê khai thuế là ‘’báo cáo thu nhập và báo cáo doanh thu”. Dữ liệu được lưu trữ đến 24 tháng đối với báo cáo thu nhập và không giới hạn thời gian lưu trữ dữ liệu với báo cáo doanh thu. Tuy nhiên, Shopee cũng khuyến cáo các nhà bán hàng tự lưu trữ báo cáo thường xuyên theo tháng để phòng trong các trường hợp cần thiết.
Các nhà bán hàng cũng cần lưu ý rằng các báo cáo này chỉ xác nhận doanh thu trên sàn, không gồm các khoản thu nhập khác ngoài sàn Shopee. Vì vậy nếu việc kinh doanh của bạn còn kết hợp với việc kinh doanh trên shopee và offline thì bạn phải tự chuẩn bị thêm chứng minh thu nhập của phần kinh doanh ngoài sàn để báo cáo thuế của bạn được đầy đủ và chính xác.

Định nghĩa các khái niệm liên quan đến nghĩa vụ thuế

Doanh thu tính thuế

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ bao gồm cả các khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp được hưởng. Ngoài ra, mọi khoản thu khác mà hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh nhận được, không phụ thuộc vào việc đã nhận được tiền hay chưa, cũng được tính vào doanh thu tính thuế.

Thuế môn bài

Thuế môn bài: Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Thuế thu nhập

Theo quy định, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống trong năm dương lịch thì không phải chịu loại thuế này. Trong trường hợp doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế theo tỷ lệ thuế trên tổng doanh thu/ hay lợi nhuận dựa trên mô hình kinh doanh đã được xác định.

Thuế Giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Tuy nhiên, trên thực tế, đặc điểm của thuế GTGT là loại thuế gián thu sẽ cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.
=> Như vậy, người chịu thuế GTGT thực tế là người tiêu dùng nhưng người đóng thuế GTGT là các cơ sở kinh doanh.

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu.
Vậy nên nếu cửa hàng của bạn nhập hàng từ nước ngoài về thì có thể phải chịu thêm thuế nhập khẩu tuỳ theo ngành hàng mà bạn nhập vào theo quy định của pháp luật.

Các mô hình kinh doanh và các loại thuế cần phải đóng

Khi chọn thông tin thuế trên sàn Shopee thì các nhà bán hàng cần lựa chọn mô hình kinh doanh của mình, ba mô hình này tương ứng là: Cá nhân, Hộ kinh doanh và Công ty.
Tất nhiên về cách thức hoạt động, chứng minh cơ sở kinh doanh và cấu trúc vốn thì mỗi mô hình sẽ có điểm khác biệt. Tuy nhiên, hôm nay chỉ xét trên phương diện thuế thì chúng ta tạm chia thành 2 loại mô hình dựa trên đặc điểm về các loại thuế phải đóng là: Cá nhân/Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp.

Những loại thuế mà Kinh doanh hộ gia đình/ Cá nhân phải nộp

  • Thuế môn bài:
Theo như định nghĩa đã được giải thích ở trên thì đây là thuế mà tất cả mô hình kinh doanh nào cũng cần phải nộp. Số tiền thuế này được quy định theo từng mức và phải được thực hiện nghĩa vụ hằng năm dựa trên vốn đầu tư, vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Dưới đây là bảng thông tin về các mức thuế môn bài:
* Mức nộp thuế môn bài 2024 đối với cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ:
STT
Doanh thu
Mức nộp
1
Có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm
1.000.000 đồng/năm
2
Có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm
500.000 đồng/năm
3
Có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm
300.000 đồng/năm
Theo như vậy, cửa hàng của bạn có doanh thu càng cao thì thuế môn bài tương ứng với mức càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, thuế này không đáng kể vì tối đa các nhà bán hàng cũng chỉ cần đóng 1 triệu mỗi năm. Điều mà mỗi nhà bán hàng cần lưu ý là thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Vì nó sẽ tăng trưởng tương ứng tỉ lệ thuận với doanh thu mà cửa hàng kiếm được.
  • Thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân = 0.5% * Doanh thu tính thuế.
  • Thuế giá trị gia tăng
Công thức tính thuế giá trị gia tăng = 1% * Doanh thu tính thuế.
Vậy chúng ta thử áp dụng những công thức nói trên vào trường hợp của một cửa hàng kinh doanh trên sàn sau đây. Ví dụ như bạn là một chủ cửa hàng chỉ kinh doanh trên Shopee có tổng doanh thu chịu thuế trong vòng 1 năm là 400 triệu đồng. Vậy tổng số tiền thuế mà anh chị seller phải nộp cho nhà nước là bao nhiêu?
Áp dụng công thức ta được số thuế từng loại trên năm là:
  • Thuế môn bài: 500.000
  • Thuế thu nhập cá nhân: 0.5%* 400 triệu = 2 triệu
  • Thuế giá trị gia tăng: 1%* 400 triệu = 4 triệu
=> Tổng số tiền thuế phải đóng trong năm đó là 6 triệu 500 nghìn đồng
Lưu ý quan trọng khi bạn lựa chọn mô hình kinh doanh là cá nhân hay hộ gia đình là tính thuế dựa trên doanh thu. Vậy nên dù bạn có lỗ hay lời thì vẫn phải đóng thuế. Do đó khi xác định giá cần phải lưu ý về khoản thuế phải đóng để không bị lỗ do thiết lập sai giá bán sản phẩm mà không tăng thêm một phần chi phí thuế.

Những loại thuế mà Doanh nghiệp phải nộp

  • Thuế môn bài
Cũng giống như mô hình hộ kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải đóng thuế môn bài nhưng với các cấp cũng như số tiền cần phải đóng như sau:
STT
Đối tượng và căn cứ thu
Mức nộp thuế môn bài
1
Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng/năm
2
Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 triệu đồng/năm
3
Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 triệu đồng/năm
  • Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu khi nhập hàng. Nếu như nguồn hàng của bạn nhập từ nước ngoài về nước thì cần phải chịu thuế nhập hàng. Tùy vào từng loại hàng mà có tỷ lệ đóng thuế khác nhau dao động từ 5-20% giá trị sản phẩm.
  • Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của nhà nước để tính thuế GTGT được xác định qua 2 phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
  • Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Công thức tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * 1%
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Không như hộ kinh doanh sẽ xác định thuế thu nhập dựa trên doanh thu thì đối với các tổ chức, các doanh nghiệp sẽ đóng thuế dựa trên lợi nhuận đạt được. Khi đã xác minh được nguồn lợi nhuận mà cửa hàng nhận được thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức là:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%* Lợi nhuận
Tuy nhiên, còn nhiều loại thuế khác mà doanh nghiệp cần phải chịu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… nhưng không quá phổ biến với tất cả các nhà bán hàng. Vậy nên nếu bạn có nằm trong những trường hợp đặc biệt này thì cần tìm hiểu thêm để thực hiện nghĩa vụ về thuế cho chính xác nhé.
Chúng ta thử tính thuế mà doanh nghiệp cần phải chịu trong trường hợp sau để hiểu rõ hơn. Ví dụ 1 sản phẩm bán ra 100K Giá vốn 80K ngoài ra chi phí cho đơn hàng (nhân sự / kho vận / hệ thống có đầu vào chuẩn) là 10K thì sẽ tính hòm hòm như sau:
  • Thuế VAT cho đơn hàng : 100,000*10% VAT – (khấu trừ VAT nhập hàng 80,000*10%) =2,000 VNĐ VAT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp =[(100,000-80,000-2,000)-10,000 Chi phí ] *20% Thuế Thu nhập doanh nghiệp = 8,000*20%=1,600
=> Tổng thuế phải đóng cho đơn này là 2,000+1,6000=3.600 VNĐ
Tuy nhiên trong thực tế thì việc đóng thuế của doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản như vậy mà đòi hỏi rất nhiều giấy tờ chứng thực liên quan dẫn đến cần có kế toán có chuyên môn đảm nhiệm.
Vậy câu hỏi được đặt ra là nếu chỉ xét trên phương diện thuế nói riêng thì nên chọn loại mô hình nào để có hiệu quả hơn. Thì cần dựa vào thực tế tình hình của cửa hàng để có quyết định lựa chọn đúng nhất.
Bài nên đọc – Cơ cấu vận hành một công ty bán hàng sàn thương mại điện tử

Cách cập nhật mã số thuế cho nhà bán hàng

Nhà bán hàng hãy lưu ý rằng (bao gồm cả người bán trước đây đã cập nhật mã số thuế) sẽ phải cung cấp/xác minh mã số thuế của họ theo luật hiện hành trước ngày 1 tháng 7 năm 2024.
Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và các quy định liên quan về thuế, các sàn thương mại điện tử bắt buộc phải thu thập và xác minh mã số thuế của nhà bán hàng. Do đó, Seller cần phải cập nhật Mã số thuế của mình thông qua “Trung tâm nhà bán hàng” cho TikTok Shop.
Tất cả thông tin về thuế mà chủ shop cung cấp cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, cập nhật và khớp với toàn bộ thông tin bạn đã gửi cho TikTok Shop.

Làm cách nào để truy xuất Mã số thuế?

Nhà bán hàng cá nhân & Doanh nghiệp cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web này
Bước 2: Nhập số căn cước công dân cá nhân của bạn để tìm kiếm mã số thuế liên kết với số CCCD
e70d7d33 501d 416f bce0 475f529b856c

Người bán doanh nghiệp

Nhà bán hàng hãy xem và cập nhật “Mã số doanh nghiệp” trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bạn.

3ec4940a 184d 4b1f addc 403bfe44e5e3

Các bước cập nhật mã số thuế 

Nếu Seller đã đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế nhà nước, bạn có thể cập nhật thông tin thuế trên TikTok Shop bằng cách:

Bước 1: Truy cập Trung tâm Nhà bán hàng TikTok Shop.

3sa

Bước 2: Chọn Tài chính > Trung tâm hóa đơn.

cdc

Bước 3: Nhấn vào “Đi tới thông tin thuế”

xs

Bước 4: Tại bước này, nhà bán hàng hãy 

Điền đầy đủ thông tin

Mã số thuế (tax code)

Địa chỉ hóa đơn

Nhấp Lưu

olk

scc

Những lưu ý khi cập nhật về mã số thuế cho Seller trên TikTok Shop

  • Đầu tiên, việc xác định thông tin cập nhật MST là cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà bán hàng tuân thủ đúng theo luật pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, không phải để tăng doanh số bán hàng trên TikTok Shop.
  • Thứ hai, thông báo mới nhất chỉ rõ rằng: nếu nhà bán hàng có cửa hàng trên TTS dưới hình thức cá nhân (sử dụng CCCD) và đồng thời đã có giấy chứng nhận hộ kinh doanh, thì sellers có thể nhập mã số thuế của hộ kinh doanh vào Seller Center. Điều kiện là tên chủ hộ kinh doanh phải trùng với tên chủ sở hữu cửa hàng trên TTS, cụ thể:
1.  Trường hợp áp dụng: Nhà bán hàng đăng ký cửa hàng trên TikTok Shop dưới hình thức cá nhân, sử dụng CCCD.
2. Điều kiện cập nhật mã số thuế:
– Chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đứng tên cửa hàng trên TikTok Shop.
– Tên trên giấy chứng nhận hộ kinh doanh phải trùng với tên chủ sở hữu cửa hàng trên TikTok Shop. Cách thực hiện cần chú ý:
        * Sau ngày 21/6, vào update trên Seller Center. (Cách làm: Truy cập vào Seller Center -> Hồ sơ người bán -> Loại hình doanh nghiệp cá nhân -> Tên chủ sở hữu doanh nghiệp để kiểm tra và cập nhật). 
        * Thời hạn cung cấp mã số thuế: Trước ngày 01/07.

Những câu hỏi thường gặp về thuế trên Shopee

Nhà bán hàng sẽ tự đóng thuế hay Shopee sẽ đóng thuế thay cho nhà bán hàng?

Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP, Sàn TMĐT chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà bán hàng cho cơ quan thuế để hỗ trợ công tác thu thuế và quản lý thuế. Do vậy các nhà bán hàng trên sàn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế tại địa phương để được hướng dẫn và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tôi có thể tránh đóng thuế khi bán hàng trên Shopee được không?

Tất nhiên cầu trả lời sẽ là không nếu như cửa hàng của bạn có tổng doanh thu trên 100 triệu trên năm. Bởi vì việc đóng thuế là nghĩa vụ pháp lý của tất cả công dân Việt Nam. Vậy nên nếu bạn không đóng thuế hay có những hành vi trốn thuế thì sẽ bị phạt và đối mặt với những rủi ro pháp lý liên quan.

Shop Mall hay Shop thường thì đóng thuế khác nhau hay không?

Shopee mall , TikTok Shop Mall hay Shopee/ TikTok Shop thường không liên quan gì đến phương pháp tính thuế cả chỉ có mô kinh kinh doanh mới ảnh hưởng đến số thuế cũng như số tiền thuế mà các nhà bán hàng phải chịu mà thôi. Vậy nên, Shopee mall hay shopee thường thì cũng sẽ nộp thuế như nhau.

Việc xóa tài khoản gian hàng có tránh được nghĩa vụ thuế hay không?

Việc bán hàng trực tuyến đều phải tuân thủ các quy định về thuế. Việc Nhà bán hàng xóa/bị khóa tài khoản hoạt động trên sàn TMĐT không giúp nhà bán hàng tránh được nghĩa vụ thuế trong quá khứ. Trong nhiều trường hợp, Cơ Quan Thuế có thể theo đuổi việc truy thu thuế từ nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm từ các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển, ngân hàng thương mại/ trung gian thanh toán,… đồng thời áp đặt các khoản phạt và biện pháp cưỡng chế khác.

Người Bán Hàng cần làm gì nếu mua lại tài khoản gian hàng đã có lịch sử hoạt động trong quá khứ từ chủ sở hữu cũ?

Người Bán Hàng cần lưu ý các khuyến nghị sau đây:
a) Ký hợp đồng mua bán chính thức về việc chuyển nhượng tài khoản, trong đó:
  • Đảm bảo đầy đủ thông tin định danh & thông tin thuế của chủ sở hữu cũ của gian hàng;
  • Mô tả rõ ràng về thời điểm chuyển giao;
  • Mô tả trách nhiệm thuế trong hợp đồng, bao gồm cả nghĩa vụ thuế trước đó và sau khi giao dịch hoàn thành, yêu cầu chủ sở hữu cũ của gian hàng cung cấp chấp thuận về việc họ đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch trước khi chuyển giao tài khoản gian hàng…
b) Kiểm tra lịch sử thuế (không bắt buộc): yêu cầu kiểm tra lịch sử thuế của tài khoản gian hàng mà bạn đang mua lại, bao gồm cả bảng kê và tờ khai thuế trước đây;
c) Cập nhật thông tin Nhà Bán Hàng trên hệ thống thông tin của sàn TMĐT tương ứng sau khi giao dịch chuyển giao tài khoản gian hàng thành công.
Trong trường hợp Cơ Quan Thuế truy vấn về các giao dịch trước khi nhận chuyển giao tài khoản gian hàng, nhà bán hàng cần cung cấp hợp đồng mua bán chuyển nhượng tài khoản gian hàng để giải trình phù hợp.

Điều gì xảy ra nếu Seller không cập nhật mã số thuế để xác minh?

Nếu không cập nhật mã số thuế để xác minh, người bán có thể phải chịu các biện pháp xử lý theo Điều khoản dịch vụ đối với người bánChính sách đánh giá hiệu suất của người bán trên TikTok Shop.

KẾT LUẬN 

Trên đây là những thông tin chung nhất về các vấn đề thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử mà đội ngũ Admatrix tổng hợp được. Tuy nhiên để biết thêm thông tin chi tiết để thực hiện chuẩn nhất thì các nhà bán hàng nên làm việc trực tiếp với Cơ quan Thuế tại địa phương để được hướng dẫn về cách xác định ngành nghề hoạt động để áp dụng mức thuế suất phù hợp. Người bán hàng cũng cần theo dõi các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế (nếu có) được áp dụng trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo quyền lợi nộp thuế của mình.
5/5 - (1 bình chọn)

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix