Làm sao để viết Content hay giúp tăng tương tác bài viết hiệu quả? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi đau đầu suy nghĩ mà không ra đáp án. Đặc biệt hầu như với những người mới bắt đầu làm quen với SEO, viết Content thì lại càng bối rối. Vậy nên nắm bắt được vướng mắc của đông đảo mọi người hôm nay Admatrix quyết định sẽ bật mí 8 cấu trúc sáng tạo Content phổ biến đang được nhiều người áp dụng.
Tổng hợp 8 cấu trúc sáng tạo Content phổ biến hiện nay
Cấu trúc sáng tạo Content AIDA ( Attention – Interest – Desire – Action)
Được sáng tạo bởi Elias.St.Elmo và được công bố vào tháng 8 năm 1948, AIDA có thể xem là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing.
Đặc biệt, nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.
Theo đó cấu trúc sáng tạo Content này sẽ giúp khơi gợi sự tò mò của đông đảo “đọc giả” thành công. Nhất là cấu trúc viết AIDA còn mang đến hiệu quả hướng “độc giả” hành động theo mong muốn của người viết.
Cấu trúc sáng tạo Content này tập trung vào 4 yếu tố cụ thể:
- Attention – Sự chú ý: Việc đầu tiên là gây sự chú ý với người đọc bằng mọi giá, có thể thông qua các tiêu đề giật tít, hình ảnh bắt mắt hay những video độc lạ,…
- Interest – Duy trì sự quan tâm: Nếu bạn thành công thu hút sự chú ý của khách hàng, đây là lúc đưa ra thông tin nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ để giữ chân khách hàng.
- Desire – Kích thích mong muốn của người đọc: Đây là lúc bạn cần khai thác insight, đánh trúng tâm lý khách hàng để họ “khao khát” về sản phẩm.
- Action – Biến mong muốn thành hành động mua hàng: Chốt deal khách hàng bằng những chiến thuật “Call to Action”
Cấu trúc 4A (Aware – Attitude – Action – Action again)
Cấu trúc sáng tạo Content 4A được xây dựng từ mô hình tiên phong AIDA, với công thức như sau:
- Aware – Nhận biết
- Attitude – Thái độ
- Act – Hành động
- Act again – Lặp lại hành động
Ngày nay người đọc ngày càng có sự lựa chọn kỹ càng hơn với các nội dung trên mạng xã hội, những bài viết có nội dung hay lặp lại nhiều khía cạnh, dài dòng và không mạch lạc họ sẽ lướt qua nhanh chóng.
Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là điểm nhấn trọng tâm của cấu trúc 4A.
Thái độ của thương hiệu và Đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được ấn tượng riêng biệt cho khách hàng.
Cấu trúc sáng tạo Content 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)
4C Được xem là công thức chung cho tổng thể khá hay những tiêu chuẩn cần và đủ để tạo nên một bài Content hay, lôi cuốn người đọc. Trong trường hợp bí sáng tạo độc đáo, 4C sẽ là một giải pháp tối ưu giúp bạn thiết kế xây dựng một bài viết hiệu suất cao.
Phương pháp viết Content này gồm có 4 yếu tố
- Clear – Rõ ràng
Được hiểu theo phân tích của Ralph Waldo Emerson có nghĩa là người viết cần phải đảm bảo bài viết rõ ràng giúp người đọc đọc hiểu. Đồng thời rõ ràng trong bài viết để thông điệp ẩn chứa được truyền tải hiệu quả. Tránh tuyệt đối ngôn ngữ dập dàng khiến người đọc hiểu lầm thông điệp bài viết.
- Concise – Súc tích
Về cơ bản súc tích không đồng nghĩa với ‘ngắn gọn”. Thay vào đó người viết cần hiểu chính xác là phải viết nội dung một cách hoàn chỉnh với câu từ cô đọng nhất. Câu chữ sử dụng phải đảm bảo không dư thừa, không lặp lại khi không cần thiết.
- Compelling – Thuyết phục
Một bài copywriting chỉ dễ đọc thôi vẫn chưa đủ. Để tạo nên một bài viết mà nội dung có tính thuyết phục cao thì người viết cần có sự nghiên cứu. Trong đó người viết nên hiểu rõ vấn đề mà người đọc đang mong đợi là gì chứ không phải các Marketer quan tâm. Bởi vì trong thực tế hiện nay có không ít bài Content đang mắc phải sai lầm này. Mà vấn đề người đọc mong muốn lại rất khác với người làm marketing quan tâm.
- Credible – Đáng tin
Yếu tố Credible trong cấu trúc sáng tạo Content rất quan trọng. Copywriter Herschell Gordon Lewis đã lưu ý rằng: “Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự hoài nghi”. Nói một cách đơn giản… “Khách hàng tiềm năng của bạn không tin vào những gì bạn nói vì họ cho rằng bạn chỉ đang cố tìm mọi cách bán được hàng”. Dù vậy, khách hàng lại có xu hướng tin tưởng lời khuyên từ các chuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp nhất định.
Có khá nhiều cách khác nhau để nâng cao tính “đáng tin” trong Content. Phổ biến nhất chẳng hạn kể như:
– Trích dẫn lời của các chuyên gia đầu ngành. Đây là một giải pháp hiệu quả bởi vì xu hướng chung cho thấy người đọc thường tin vào ý kiến của các chuyên gia.
– Xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp, uy tín dẫn đầu thị trường,…
Khách hàng có thể không tin tưởng vào quảng cáo, nhưng phần nào tin tưởng hơn vào các thông tin tức như trang web, hay các bài báo trên tạp chí.
Cấu trúc APP (Agree – Promise – Preview)
Một trong những cấu trúc sáng tạo Content bạn nên thực hiện để tạo nên một bài viết hay chính là APP..
Cách viết Content theo cấu trúc APP không hề khó. Thay vào đó cấu trúc triển khai khá đơn giản khi các copywriter chỉ cần điền vào nội dung sẵn có. Trong đó hướng triển khai sẽ lần lượt đảm bảo đúng từng bước thì mới mang đến hiệu quả cao
- Agree – Đồng ý: Nghĩa là copywriter nhận ra vấn đề của đông đảo người đọc. Từ đó thừa nhận cũng như đồng ý cùng quan điểm ấy với người đọc.
- Promise – Hứa: Hứa rằng bài viết này sẽ giải quyết vấn đề của họ.
- Preview – Xem trước: Cho người đọc biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.
Cấu trúc 4P (Picture – Promise – Prove – Push)
- Picture – Hình ảnh: Là một hoặc nhiều bức ảnh thu hút sự chú ý, tò mò từ người đọc.
- Promise – Lời hứa: Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Prove – Cung cấp: Cung cấp những lời chứng thực cho lời cam kết của bạn, nhằm thuyết phục người đọc vì sao sản phẩm và lời hứa, lời cam kết của bạn đáng tin cậy.
- Push – Thúc đẩy: Kêu gọi mua hàng, chốt sale thông qua cáo khuyến mãi hấp dẫn.
Đây là công thức chung áp dụng cho các mẫu Content bán hàng trên Fanpage hiện nay. Và bạn có thể thấy là tính tương tác của nó rất lớn.
Cấu trúc PAS (Problem – Agitate – Solve) – cấu trúc sáng tạo Content “Thống trị”
Rất nhiều marketer gọi đây là công thức thống trị truyền thông xã hội, bởi vì tính ứng dụng rộng rãi của công thức này.
Cấu trúc sáng tạo Content này khá tinh gọn, dễ hiểu và được trình bày theo thứ tự các bước:
- Problem – Xác định vấn đề: Nêu ra được vấn đề mà người đọc đang quan tâm.
- Agitate – Kích thích vấn đề: Đây là nơi bạn cần phải làm rõ tác động của vấn đề trong cuộc sống của đối tượng mục tiêu.
- Solve – Giải quyết vấn đề: Đưa ra giải pháp giúp hạn chế, khắc phục vấn đề đó cho người đọc.
Đây là công thức kinh điển, giúp người viết dễ dàng tạo ra các nội dung đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và mang lại khả năng chuyển đổi cao.
Cấu trúc FAB (Features – Advantages – Benefits)
Cách viết cấu trúc sáng tạo Content theo FAB sẽ giúp các copywriter sắp xếp thông điệp trọn vẹn. Từ đó truyền tải câu chuyện một cách cuốn hút, thuyết phục đến người đọc. Tuy nhiên để triển khai theo cấu trúc này đòi hỏi người viết phải am hiểu về sản phẩm, dịch vụ đang giới thiệu. Đồng thời phải biết cách chọn lọc từ ngữ để thúc đẩy người đọc tham gia, hành động.
Các bước cấu trúc sáng tạo Content này gồm có:
- Features – Tính năng: Nói về tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ như các thông số, các thành phần, những gì mà sản phẩm,dịch vụ của bạn có thể làm.
- Advantages – Ưu điểm: cần nhấn mạnh vào ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ, người viết phải cho người đọc thấy được sản phẩm, dịch vụ của bạn có điểm gì giúp ích cho họ.
- Benefits – Lợi ích: Những lợi ích mà sản phẩm,dịch vụ của bạn có thể đem lại cho người đọc.
Công thức viết Content này giúp người đọc nhìn rõ được công dụng của sản phẩm lẫn lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ có thể đem lại cho cuộc sống của họ, lí do mà họ không nên chọn sản phẩm của , dịch vụ khác.
Cấu trúc BAB (Before – After – Bridge)
Đây là 1 trong những cấu trúc sáng tạo Content đỉnh cao được ứng dụng rộng rãi trong các quảng cáo bạn gặp mỗi ngày. Trong đó ứng dụng phổ biến là trong các Content quảng cáo mỹ phẩm, spa, dịch vụ làm tóc,…
Công thức này áp dụng tính chất bắc cầu, bao gồm:
- Before – Trước đây: Tình trạng của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- After – Hiện tại: Tình trạng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
- Bridge – Giải pháp (Đây chính là lúc bạn bắc cầu đến sản phẩm của doanh nghiệp): Cầu nối của Before- After ở đây chính là sản phẩm, dịch vụ. Điều này đưa ra nhằm nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Kết luận
Hy vọng 8 cấu trúc sáng tạo Content ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các cấu trúc viết Content, việc sử dụng các công thức viết Content này vào được xem là giải pháp tối ưu cho chia sẻ nhưng không có nghĩa đây là giải pháp duy nhất. Nó chỉ là phần khung, gợi ý cho bạn. Nên việc của bạn là phải lấp đầy khung này bằng sự sáng tạo, kết quả, chiêm nghiệm, cảm xúc và tư duy của mình. Để tạo nên một Content hoàn chỉnh, thu hút khách bằng sự đẳng cấp của riêng mình.
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Tiềm năng của TikTok tại Việt Nam trong tương lai
- Hướng dẫn loại trừ đối tượng khi quảng cáo Facebook
- Quy luật nhịp Traffic và chuyển đổi của sàn thương mại điện tử
- Hướng dẫn chạy quảng cáo nhóm Facebook Ads Group
- Tổng quan quảng cáo danh mục sản phẩm Tiktok
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix