Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bán hàng online đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Việc áp dụng các mô hình bán hàng online phù hợp với từng cấp độ của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 mô hình kinh doanh tương ứng với 5 cấp độ bán hàng online.
Mỗi mô hình sẽ tương ứng với một mức độ đầu tư, kiến thức, thời gian và thành quả tương xứng. Đây là góc nhìn cá nhân của Công ty hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng online Admatrix, nhà bán hàng có thể tham khảo và cùng chia sẻ những góc nhìn của mình.
Tổng hợp 5 mô hình kinh doanh tương ứng với 5 cấp độ bán hàng online
Nhập hàng bán lại trên sàn TMĐT
Đây là mô hình đơn giản và dễ làm nhất, đa số những người đang bán hàng trên Shopee đều đang theo hình thức này. Mô hình này có ưu điểm:
- Dễ bắt đầu: Không cần nhiều vốn, kiến thức hay kỹ năng chuyên môn.
- Rủi ro thấp: Có thể dễ dàng đổi trả hàng nếu không bán được.
- Tiềm năng lợi nhuận cao: Có thể kiếm được lợi nhuận cao nếu chọn được sản phẩm phù hợp.
Sẽ có tổng đại lý nhập hàng số lượng lớn (ví dụ từ Trung Quốc) và phân phối lại cho các nhà bán hàng khác. Bạn chỉ cần nhập số lượng hàng nhất định và đăng bán trên Shopee hay TikTokShop, hoặc Facebook.
Với mô hình này, người bán không cần nhiều kinh nghiệm để bắt đầu. Và các công cụ quản lý của Shopee có thể đáp ứng toàn bộ quá trình kinh doanh. Không thể thiếu việc nhà bán hàng cần sử dụng tốt công cụ quảng cáo của các sàn TMĐT như Shopee.
Xem thêm: Top 9 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
Tuy nhiên, lựa chọn mô hình này cũng có một vài nhược điểm. Ví dụ như: Nhiều người cũng bán cùng một sản phẩm nên mức độ cạnh tranh về giá hơi cao, khó tạo được sự nổi bật. Các sản phẩm cũng thường theo trends và lỗi thời sau một thời gian ngắn.
OEM và bán hàng trên sàn TMĐT
OEM (Original Equipment Manufacturer) là mô hình sản xuất theo hợp đồng, trong đó một công ty (OEM) sản xuất sản phẩm cho một công ty khác (thương hiệu) để bán dưới thương hiệu của họ. Thông thường, bạn có thể tìm các nhà sản xuất OEM trên Alibaba.
Xem Thêm – OEM là gì? Bài học khi bắt đầu bán hàng OEM
Ưu điểm khi áp dụng mô hình kinh doanh OEM là:
- Giảm chi phí sản xuất: Do OEM có thể sản xuất sản phẩm với số lượng lớn.
- Tập trung vào thương hiệu: Doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và marketing.
- Tiếp cận thị trường mới: OEM có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới thông qua mạng lưới phân phối của họ.
Cụ thể hơn, những sản phẩm này đã có trong danh mục của các nhà sản xuất, chỉ khác ở chỗ thay vì để logo của nhà sản xuất, thì để logo thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, để làm điều này bạn sẽ cần nhiều nguồn vốn hơn, sẽ cần tìm các nhà cung cấp và đặt hàng mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Việc đặt hàng cũng sẽ có những yêu cầu về MOQ (số lượng đặt hàng tối thiểu), nên thường sẽ đặt hàng số lượng lớn để được giá tốt. Đương nhiên, việc các bên khác cùng đặt hàng OEM tại một nhà sản xuất sản phẩm với kiểu dáng, model giống hệt bạn là điều thường xảy ra.
Việc bán hàng OEM sẽ cần thời gian dài hơn để có những khách hàng mua sản phẩm của bạn và việc thành công với OEM đòi hỏi quá trình research nhu cầu của thị trường kỹ lưỡng, lựa chọn nhà sản xuất đảm bảo chất lượng và giá thành.
Mô hình này sẽ phát sinh thêm các tác vụ về đặt hàng và nhập khẩu chính ngạch/tiểu ngạch cũng như dự báo số lượng đặt hàng theo tình hình kinh doanh. Có thể cần thêm kho hàng nếu tình hình kinh doanh khả quan.
Có thể thấy, kết hợp mô hình kinh doanh OEM và bán hàng trên sàn TMĐT là cấp độ giúp các bạn có thể:
- Giảm chi phí sản xuất.
- Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tăng lợi nhuận.
Nhưng, lựa chọn cấp độ mô hình kinh doanh này, các bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau:
- Chọn OEM uy tín.
- Xây dựng thương hiệu mạnh.
- Chạy quảng cáo hiệu quả.
- Chăm sóc khách hàng tốt.
Bài nổi bật – Lộ trình 100 ngày bắt đầu bán hàng shopee
OEM và bán trên sàn TMĐT + website
Bằng việc kết hợp mô hình kinh doanh OEM với việc bán hàng trên sàn TMĐT và website, các doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của cả hai phương tiện để tiếp cận đến người tiêu dùng một cách hiệu quả. Sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,.. đã trở thành điểm đến mua sắm phổ biến của người tiêu dùng hiện nay, với lượng truy cập hàng triệu người mỗi ngày.
Việc đưa sản phẩm của mô hình kinh doanh OEM lên các sàn TMĐT giúp tăng cơ hội tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc xây dựng website riêng cũng là một cách hiệu quả để tăng cường sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp. Website giúp doanh nghiệp thể hiện thương hiệu, sản phẩm một cách chuyên nghiệp và đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và mua hàng trực tuyến.
Việc kết hợp mô hình kinh doanh OEM với việc bán hàng trên website giúp doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn quy trình bán hàng, từ quảng cáo, chăm sóc khách hàng đến vận chuyển và giao hàng, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
Trong mô hình kinh doanh này, đa phần website sẽ không quá phức tạp, và không đòi hỏi quá cao về công nghệ hay đội ngũ. Tuy nhiên, quá trình này cần tìm hiểu về công nghệ e-commerce, với việc xây dựng và quản lý đơn hàng qua website. Phát sinh thêm một kênh mới với quá trình xử lý đơn hàng có sự khác biệt so với sàn TMĐT, tức là vận hành không giống nhau giữa sàn và website.
Có thể một bộ phận kiêm nhiệm xử lý đơn hàng trên cả 2 kênh, hoặc tách ra hai bộ phận khác nhau. Ở mô hình này, các kênh bán hàng không cần có sự liên kết với nhau.
Vì sử dụng website để bán hàng, nên phát sinh các công nghệ quảng cáo mới như Google Shopping, Meta Dynamic Ads hay Retargeting. Phát sinh bài toán kết nối với các cổng thanh toán và đơn vị vận chuyển. Ví dụ cho mô hình này: iMat
Bài đáng đọc – Hành trình 100 ngày bắt đầu bán hàng TikTok Shop
D2C Website + Omnichannel
Việc kết hợp mô hình kinh doanh D2C Website và Omnichannel đang trở thành xu hướng không thể phủ nhận trong lĩnh vực kinh doanh. D2C (direct-to-consumer) là một mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà không thông qua các kênh trung gian như cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Trong khi đó, Omnichannel là việc tích hợp nhiều kênh giao tiếp và bán hàng khác nhau để tạo ra trải nghiệm mua sắm mượt mà và liền mạch cho khách hàng.
Việc kết hợp mô hình kinh doanh D2C Website và Omnichannel mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Trước hết, việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường lợi nhuận bằng cách loại bỏ các bước trung gian. Đồng thời, việc tích hợp nhiều kênh giao tiếp và bán hàng khác nhau giúp tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện cho khách hàng, từ việc tìm kiếm sản phẩm trên website đến việc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.
Ngoài ra, việc đầu tư vào phát triển website chất lượng và tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Website cần phải được thiết kế đẹp mắt, dễ sử dụng và tương thích trên nhiều thiết bị khác nhau để thu hút người tiêu dùng.
Theo Admatrix thấy, điểm khác biệt của mô hình kinh doanh này chính là lấy website e-commerce làm trung tâm nhằm đem lại trải nghiệm độc nhất dành cho khách hàng truy cập. Các kênh bán khác như sàn TMĐT được đồng bộ về sản phẩm, tồn kho, giá bán,… nhằm đem lại trải nghiệm giống nhau dành cho khách hàng khi mua qua các kênh này.
Mô hình này đòi hỏi sự đầu tư rất lớn dành cho công nghệ website, có thể kể đến các nền tảng e-commerce như Shopify Plus, Adobe Commerce Cloud (Magento 2) hay Salesforce Commerce Cloud. Ngoài ra có nhiều thương hiệu lựa chọn tự xây dựng bằng Nextjs hoặc Vuejs.
Vì là omnichannel, nên cần có sự đồng bộ phức tạp giữa các kênh bán từ website đến các sàn TMĐT cũng như sử dụng nhiều phần mềm/hệ thống phức tạp.
Đến giai đoạn này, các thương hiệu sẽ bắt đầu sử dụng các công nghệ và công cụ chuyên sâu dành cho website e-commerce:
- Các phần mềm Email Marketing Automation như Klaviyo hoặc Brevo
- Các phần mềm OMS/WMS như Anchanto, BigSeller
- Triển khai chương trình Loyalty cho khách hàng mua qua website
- Cho phép khách hàng reviews sản phẩm tự động
- Các phần mềm CSKH hiện đại như Zendesk/Gorgias
- Các chương trình khuyến mãi phức tạp như BOGO, Gift with purchase, Upsell,…
- Bắt đầu sử dụng các Customer Data Platform (CDP) như Insider, MoEngage
- Bắt đầu suy nghĩ bài toán tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO)
- A/B Testing trong các campaign Marketing
- Bắt đầu có tư duy Segmentation đối với khách hàng
- Bắt đầu có nhu cầu sử dụng các phần mềm ERP như: SAP, Netsuite, Microsoft Dynamics, Odoo
- Trải nghiệm cá nhân hóa (Personalization) với từng khách hàng truy cập website: Nosto, Dynamic Yield
- Theo dõi hành vi của khách hàng trên website: Hotjar, Microsoft Clarity
- Đầu tư phân tích các báo cáo (Analytics/Reports) và xây dựng BI (Business Intelligence)
- Xây dựng Mobile App dành cho Android/iOS
Tóm lại, đây là mô hình kinh doanh cần đầu tư lớn và dài hạn, không thể một sớm một chiều triển khai hết các thứ nói trên. Có thể mất từ 2-4 năm để triển khai hết và nắm bắt được các công nghệ nêu trên. Và cần đội ngũ trong nhà cũng như các đối tác giàu kinh nghiệm triển khai cho mỗi hạng mục. Ví dụ cho mô hình này: Coolmate
Xem Thêm – Cơ cấu bộ máy vận hành sàn thương mại điện tử
D2C Website + Omnichannel + Retail
Tương tự như cấp độ mô hình kinh doanh số 3, nhưng có thêm việc bán hàng ở cửa hàng vật lý (Retail). Việc kết hợp mô hình Retail vào trong hệ thống kinh doanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cửa hàng bán lẻ không chỉ là nơi để bán sản phẩm mà còn là nơi để tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp tăng cơ hội bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nhưng không thể phủ nhận, việc chỉ thêm mỗi kênh retail nhưng đẩy độ khó lên gấp khoảng từ 3 đến 5 lần so với không có Retail. Việc này phát sinh thêm phần mềm POS tại cửa hàng, cũng như cần đồng bộ khách hàng, sản phẩm, tồn kho, chương trình khách hàng thân thiết từ Online xuống Offline và ngược lại.
Ví dụ cho mô hình kinh doanh này: MyKingdom (với 250 cửa hàng retail)
Đọc thêm – Nhà bán hàng nộp thuế thương mại điện tử
Bán hàng OEM trên Amazon
Mô hình kinh doanh OEM trên Amazon là gì? Đơn giản, đây là phương pháp cho phép các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng và bán chúng trực tiếp trên Amazon. Thay vì bán hàng dưới tên của một thương hiệu khác, các doanh nghiệp có thể tận dụng thương hiệu của chính mình để thu hút người tiêu dùng trên Amazon. Điều này giúp tạo ra một cơ hội kinh doanh mới và tăng cường sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Kết hợp mô hình kinh doanh OEM trên Amazon đòi hỏi sự chú trọng đến nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có một sản phẩm chất lượng và có sự khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường. Việc cung cấp sản phẩm chất lượng sẽ giúp tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng và tạo ra sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược bán hàng trên Amazon và tăng cơ hội thành công.
Ngoài ra, việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm cũng rất quan trọng trong việc kết hợp mô hình bán hàng OEM trên Amazon. Doanh nghiệp cần phải đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo hiệu quả để thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng và tạo ra doanh số bán hàng ổn định.
Có thể nói, mô hình kinh doanh này tương tự OEM với sàn TMĐT tại Việt Nam nhưng khó hơn gấp nhiều lần, cùng với chi phí đầu tư gấp nhiều lần, cộng với phải cạnh tranh với chính các nhà sản xuất từ Trung Quốc đang gia công cho bạn.
Nhưng khả năng thành công sẽ cao hơn nếu bạn sản xuất và bán một thứ gì đó đặc thù mà chỉ Việt Nam mới làm được hoặc làm tốt hơn, có lợi thế hơn. Ví dụ cà phê hay các loại hạt.
Kết luận
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Google Merchant Center là gì? Cài đặt và tối ưu danh mục sản phẩm
- Nên xây dựng đội ngũ bán hàng TikTok Shop như thế nào?
- Công Thức Định Giá Đúng Khi Bán Sản Phẩm Trên Shopee
- Tối ưu quảng cáo danh mục sản phẩm động Tiktok ads
- Tạo chiến dịch quảng cáo TikTok đầu tiên
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix