Oem và 7 bài học cần biết khi bắt đầu bán hàng thương hiệu OEM.
Khi bạn bắt đầu bán hàng online trên sàn thương mại điện tử TikTokShop, Shopee; mô hình bán hàng theo hình thức phát triển đại lý/ nhà phân phối hay trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok…. Bạn thường nghe đến bán hàng OEM (Hàng Thương Hiệu Riêng). Vậy hình thức này là gì! Hãy cùng công ty marketing online Admatrix tìm hiểu nhé.
1. Những nhầm tưởng về OEM/ODM:
OEM (Original Equipment Manufacturing) là nơi sản xuất thiết bị/sản phẩm gốc. Chúng ta có thể hiểu OEM là nơi chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm/thiết bị theo yêu cầu của các đơn vị kinh doanh, đối tác. OEM là làm nhãn, làm thương hiệu với các sản phẩm mình sẽ đến nhà máy Trung Quốc làm sản phẩm với thương hiệu của mình ở Việt Nam.
ODM (Original Design Manufacturing) là các công ty chuyên nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. ODM sẽ giúp những đơn vị kinh doanh, đối tác thiết kế sản phẩm từ ý tưởng của bạn sau đó bạn mang thiết kế của ODM sang OEM sản xuất.
Sau đây là các nhầm tưởng mà chúng ta dễ gặp phải về OEM/ODM:
- Làm OEM làm thương hiệu là dễ thành công trên sàn thương mại điện tử.
- Làm OEM cần nhiều vốn, nhiều tiền, cần nhập cả cont hàng.
- Làm OEM thì sẽ không có đối thủ cạnh tranh, không ai bán sản phẩm giống bạn.
- Làm OEM làm thương hiệu, lên mall sẽ bán được giá cao hơn đối thủ không có thương hiệu.
Các lầm tưởng dễ gặp phải khi làm OEM/ODM
Với khoảng thời gian 5-7 năm trước có thể làm OEM sản phẩm gì cũng có thể thành công nhưng với thời đại hiện tại thì việc làm OEM chỉ là việc cơ bản mà ai cũng có thể làm được.
2. 5 cấp độ của OEM:
Phần này chúng ta sẽ nói về 5 cấp bậc của một sản phẩm làm OEM.
2.1 Cấp độ 1 – Dán tên đè lên hộp (thêm tờ hướng dẫn/logo/tên cửa hàng):
Cấp độ này là đơn giản nhất. Vì sản phẩm vẫn hoàn toàn là của Trung Quốc, việc của mình chỉ dán đè tem của mình lên sản phẩm, kèm thêm tờ hướng dẫn của mình có tên cửa hàng, logo của mình.
Mình bán sản phẩm không chỉ muốn khách hàng nhớ tới sản phẩm mà muốn nhớ luôn tên thương hiệu nên mình sẽ dán logo/tên cửa hàng lên sản phẩm mình bán.
Với cách này đơn giản nhất mà mình không mất thêm chi phí vì mình vẫn có thể sử dụng hộp đóng gói từ Trung Quốc và chúng ta không cần quá nhiều sản phẩm, chỉ cần từ vài chục sản phẩm đã có thể làm được ở những giai đoạn đầu thử nghiệm.
Lưu ý với cấp độ 1 này chỉ phù hợp để chúng ta thử nghiệm sản phẩm trong thời gian ngắn chứ không phù hợp làm lâu dài. Thời gian đầu mình nhập sản phẩm về dán logo lên hộp sản phẩm để thử nghiệm 1-2 lô hàng đầu rồi sau này dần chuyển sang OEM toàn bộ sẽ tốt hơn.
2.2 Cấp độ 2 – Làm mới hộp sản phẩm còn sản phẩm giữ nguyên:
Ở cấp độ này, thay vì sản phẩm mình nhập ở Trung Quốc giữ nguyên hộp chỉ dán logo, hướng dẫn sử dụng như cấp độ 1 thì mình sẽ bỏ đi hộp chữ Trung Quốc, chỉ giữ lại sản phẩm. Yêu cầu bên gia công sản phẩm bên Trung Quốc bỏ hộp cũ, làm hộp mới theo thiết kế bên mình dựa trên mẫu thiết kế cũ của Trung Quốc để phù hợp với thương hiệu cũng như thị trường Việt Nam. Mình cũng nên để thêm QR Code để khách hàng cầm điện thoại lên sẽ quét ngay ra được cửa hàng của mình.
Sản phẩm của mình sẽ vẫn có logo của thương hiệu Trung Quốc dạng chữ Tiếng Anh nhưng mình sẽ linh hoạt đổi tên thương hiệu Trung Quốc thành tên mã hàng của mình và để tên sản phẩm của mình là tên thương hiệu Trung Quốc. Ví dụ như sản phẩm Trung Quốc có tên Ghế Ngồi Momoda, tên thương hiệu mình là Godaya vậy mình sẽ linh hoạt đổi tên thành Godaya Ghế Ngồi Momoda.
Với cấp độ 2, làm mới hộp sản phẩm còn sản phẩm giữ nguyên mình có thể nhờ bên Trung Quốc làm thay vì việc làm mới luôn sản phẩm sẽ khó khi bên Trung Quốc cần mình nhập với số lượng lớn (khoảng 2 vạn là 20.000 sản phẩm). Đặc biệt, nếu mình cần Trung Quốc làm hộp mà họ yêu cầu số lượng lớn như 2000-3000 sản phẩm mà nhu cầu của mình cần 500 sản phẩm thì mình có thể yêu cầu họ in cho mình 2000 cái hộp, đóng sản phẩm vào 500 hộp còn 1500 hộp còn lại mình sẽ trả tiền và sau này mình có mua tiếp 1500 sản phẩm nữa thì họ trừ cho mình.
2.3 Cấp độ 3 – Làm mới hoàn toàn về bao bì từ sản phẩm, hộp, hướng dẫn, driver:
Ở cấp độ 1, cấp độ 2 của OEM thì mình vẫn còn một phần hoặc hoàn toàn có chữ, thiết kế của Trung Quốc. Nhưng với cấp độ 3, mình sẽ làm mới hoàn toàn bao bì từ sản phẩm, hộp, hướng dẫn, driver bằng tên thương hiệu của mình và bằng tiếng việt. Mình sẽ thiết kế hộp và kỹ tính nên thiết kế tem nhập khẩu để bên Trung Quốc in lên hộp cho mình, trong hộp có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt và driver để làm cũng bằng tiếng việt.
2.4 Cấp độ 4 – Thêm độc quyền về sản phẩm/line sản phẩm/độc quyền về tất cả sản phẩm ở Việt Nam:
Với cấp độ 3 thì mình chỉ mới hoàn toàn là bao bì, sản phẩm, hướng dẫn, hộp, driver bằng tiếng việt nhưng chưa thêm yếu tố độc quyền. Thì ở cấp độ 4 mình sẽ thêm yếu tố độc quyền về sản phẩm/line sản phẩm/độc quyền về tất cả sản phẩm ở Việt Nam.
Thay vì OEM ai cũng có thể làm được thì chỉ có mình ở Việt Nam được làm sản phẩm OEM này. Khi bạn làm với nhà máy ở Trung Quốc thì chắc chắn sẽ có những đối thủ ở Việt Nam họ liên hệ với nhà máy để làm độc quyền nên mình cần có hợp đồng độc quyền.
2.5 Cấp độ 5 – Làm sản phẩm mới hoàn toàn chỉ dành riêng cho cửa hàng của mình:
Cấp độ 5 khi làm sản phẩm mới hoàn toàn chỉ dành riêng cho cửa hàng của mình là cấp độ cao nhất và tiến tới ODM. Với cấp độ này các nhà máy một khi đã làm riêng hoàn toàn cho bạn thì họ không thể làm mẫu giống như của bạn để sản xuất cho người khác vì đã ký độc quyền.
5 cấp độ khi làm OEM
Bài cần xem – Lộ trình 100 ngày học bán hàng trên TikTokShop
3. 7 bài học khi làm OEM:
Khi làm OEM thường phát sinh nhiều điều mà những bài học kinh nghiệm xương máu dưới đây giúp mọi người tránh, làm tốt hơn và tiết kiệm tiền hơn.
3.1 OEM/Bán lại/Độc quyền phân phối:
Khi làm OEM cần xác định ngay chúng ta làm OEM là làm nhãn của chúng ta hay chúng ta bán lại cho đối tác Trung Quốc hay làm nhà phân phối độc quyền. Vì làm với Trung Quốc họ rất hay mời mình bán sản phẩm thương hiệu của bên họ nên chúng ta cần xác định rõ và quyết định ngay từ đầu. Theo kinh nghiệm thì làm OEM dễ nên hãy làm thương hiệu của mình, nếu sau này không làm thương hiệu của mình với nhà máy đó thì mình vẫn có thể lấy sản phẩm của mình làm với nhà máy khác và có thể mẫu mã sẽ khách đi một chút nhưng vẫn trên SKU cũ vẫn được với hình dạng, chứng năng giống nhau và đây là điểm giúp mình tránh rủi ro.
Với trường hợp làm reseller bán hàng thương hiệu cho Trung Quốc, nếu trong trường hợp hợp tác không vui vẻ thuận lợi mà mình không ký hợp đồng với đối tác bên Trung Quốc nữa và phải đổi thương hiệu sản phẩm thì rất phí vì sản phẩm đó đã bán với thương hiệu của Trung Quốc rồi thì khi bán sản phẩm đó với thương hiệu mới thì phải xây lại từ đầu.
3.2 Tên thương hiệu tây hay ta:
Tiếp theo đến việc ưu tiên tên thương hiệu tây hay ta. Với việc đặt tên thương hiệu tây hay ta đều được, quan trọng là việc đặt tên mà mình phát âm và viết lại được dễ dàng. Nên đặt tên thương hiệu viết liền không nên để cách tên.
Muốn kiểm tra được sức mạnh tên thương hiệu lấy số lượt tìm kiếm chia cho số đơn hàng/tháng. Một thương hiệu được tìm kiếm và được mua nhiều thì là một thương hiệu tốt khi được khách hàng tìm kiếm mua hàng. Và chỉ số sức mạnh tên thương hiệu >1 là kém.
3.3 Điều khoản độc quyền:
Có 5 loại độc quyền:
- Điều khoản độc quyền về thương hiệu.
- Điều khoản độc quyền về kênh phân phối.
- Điều khoản độc quyền về thị trường.
- Điều khoản độc quyền về giá.
- Điều khoản độc quyền về bảo mật.
Các điều khoản độc quyền khi làm OEM
Chúng ta cần lưu ý để đưa thêm các điều khoản độc quyền vào hợp đồng với nhà máy mình làm việc ở Trung Quốc. Chúng ta cần thêm các điều khoản độc quyền vì chúng ta làm được thì người khác cũng làm được, chúng ta liên hệ với nhà máy được thì người khác cũng liên hệ được. Đặc biệt khi tìm kiếm sản phẩm trên Alibaba, 1688 là tìm ngay được nhà máy, hay mua sản phẩm của mình về xem tem nhập khẩu sẽ biết được tên nhà máy. Nên nếu mình không làm độc quyền với bên nhà máy thì khả năng cao sẽ bị cạnh tranh với các đối thủ của mình rất nhanh.
3.4 R&D Capacity:
Chúng ta cần quan tâm nhà máy làm OEM ở Trung Quốc có nhiều nhân viên R&D không. Nếu có nhiều thì hàng năm sẽ ra được nhiều sản phẩm mới và khi nó ra được nhiều sản phẩm mới thì mình sẽ không phải đi tìm mà có thể chọn sản phẩm ở trong đó để bán hoặc thậm chí mình có thể bán sản phẩm thương hiệu của bên họ mà không tốn thêm chi phí đi tìm nhà máy mới nữa. Những nhà máy làm OEM ở Trung Quốc sẽ có những bằng bảo hộ về kiểu dáng, công nghệ để có thêm lợi thế, nếu có bên đối thủ nào bắt chước làm giống thì mình có thể kiện.
3.5 Backup:
Mình sẽ cần backup tìm nhà máy tương tự nhà máy OEM mình đang làm hoặc tìm thêm những sản phẩm tương tự khác vì khi bạn làm với một nhà máy nếu có rủi ro gì với nhà máy ấy mà mình đang bán tốt mà không có phương án backup thì lại quá rủi ro cho mình và tệ hơn là mình phải ngừng bán khi nhà máy đó vấn đề.
3.6 Bám sát tỷ giá:
Khi chúng ta bán hàng OEM với bên Trung Quốc thì phải bám sát tỷ giá rất nhiều vì đơn giản nếu chỉ chênh lệch 1.000 đồng thì cũng đã là một ảnh hưởng lớn. Đôi khi chỉ lệch 5 ngày trả tiền mà tỷ giá tăng thì việc mình mất thêm vài trăm triệu do tỷ giá tăng là chuyện bình thường. Chúng ta cũng khó để biết được tỷ giá tăng hay giảm nhưng khi mình quan tâm đến việc bám sát tỷ giá thì mình có thể đưa ra được quyết định trả trước vài ngày, trả sau vài ngày có lợi cho mình nhất, hoặc nếu thấy tỷ giá đang cao quá mình có thể thương lượng với nhà máy thêm vài ngày để tỷ giá giảm mà thanh toán tiền. Tỷ giá của các ngân hàng trong cùng 1 ngày là khác nhau nên cần có nhiều liên hệ của nhiều ngân hàng để hỏi tỷ giá và chọn ngân hàng để thanh toán tiền.
Chúng ta cần lưu ý xu hướng tăng giảm của tỷ giá để biết thời điểm mình thanh toán tiền với nhà máy là thanh toán ngay hay đợi để thanh toán hay thanh toán trước. Khi mình đã chọn được ngày thanh toán rồi thì liên hệ với các ngân hàng để chọn ngân hàng có tỷ giá tốt nhất và tiện nhất để chuyển tiền.
4.7 Bám sát nguyên liệu:
Chúng ta không thể kiểm soát được giá nguyên liệu nên cần bám sát nguyên liệu. Chúng ta cần theo dõi giá nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm của mình để khi nhà máy báo tăng giá mình có thể kiểm soát được và biết mức giá tăng hợp lý dựa trên giá nguyên liệu.
Bài nổi bật – Hành trình 100 ngày học cách bán hàng trên Shopee
7 bài học khi làm OEM
Với sự thấu hiểu việc bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của những nhà bán hàng mới có rất nhiều khó khăn, cản trở, không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào nên Admatrix đã dốc hết tâm huyết, trải nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm để chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về OEM làm nhãn, làm thương hiệu, làm sản phẩm ở nhà máy Trung Quốc với thương hiệu của mình ở Việt Nam. Chúng ta hiểu rằng việc làm OEM không dễ dàng thành công trên sàn thương mại điện tử ở thời điểm hiện tại, luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng liên hệ nhà máy để làm sản phẩm giống bạn và không phải làm OEM lên mall chúng ta có quyền bán giá cao hơn đối thủ không có thương hiệu mà còn cần nhiều yếu tố khác. Nhưng để bắt đầu bằng OEM thì mình không cần nhiều vốn để nhập cả cont hàng.
Thông qua những kiến thức đã được đề cập phía trên chúng ta cũng hiểu rằng có 5 cấp độ để làm OEM nên cần xác định rõ vị thế, nguồn lực của mình để chọn cấp độ OEM phù hợp từ việc nhập số lượng nhỏ hàng dán tên cửa hàng, logo của mình lên hộp để bán thử thời gian đầu với cấp độ 1 để rồi dần chuyển sang làm mới hộp theo ý của mình, giữ lại sản phẩm của họ ở cấp độ 2. Đủ nguồn lực mình nâng dần lên cấp độ 3 là làm mới hoàn toàn về bao bì, sản phẩm, hộp, hướng dẫn, driver. Để đảm bảo sự an toản mình tiến lên cấp độ 4 với việc thêm những yếu tố độc quyền. Và làm sản phẩm mới hoàn toàn chỉ dành riêng cho mình tiến đến ODM. Và hãy lưu tâm đến những bài học đắt giá khi làm OEM để tiết kiệm nguồn lực và làm hiệu quả nhất. Admatrix chúc bạn thành công rực rỡ trên hành trình làm OEM. Thành công của bạn là thành công của Admatrix!
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- Chính sách quảng cáo Google ads
- VIDEO MARKETING – TỪ A ĐẾN Z CHO NGƯỜI MỚI
- Tổng hợp cách tăng follow Tiktok dễ làm nhất từ Admatrix
- Top 6 plugin quét mã độc website dễ dàng sử dụng và mang lại hiệu quả cao
- Để kiếm được 5 triệu/tháng từ Affiliate, bạn cần phải làm gì?
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix