Trong nội dung bài chia sẻ, chúng ta sẽ nói về việc tìm kiếm sản phẩm bán tiềm năng trên shopee và xây dựng kế hoạch bán hàng shopee với 2 mảng chính:
- 80% tập trung vào sản phẩm:
- Nghiên cứu: xác định cơ hội thị trường, tìm hiểu đối thủ, xác định điểm lợi thế.
- Lên kế hoạch: ảnh bìa, bộ từ khoá, điểm khác biệt.
- Một số tiêu chí: giá, ngách sâu và tiềm năng lớn, chưa ai làm/đối thủ yếu, viral được/content tốt, margin 40-60%.
- 20% tập trung mở rộng traffic:
- Nội sàn, ngoại sàn
- Trả phí, miễn phí
- KOC, booking brand
Tìm kiếm sản phẩm bán tiềm năng trên Shopee nhanh nhất
Bước đầu tiên xác định tiềm năng sản phẩm để mình xem có thể bán hay gia nhập thị trường hay không với 4 câu hỏi:
Quy mô thị trường: Sản phẩm này có tiềm năng kiếm tiền không?
- Số lượt tìm kiếm của từ khóa chính trong 30 ngày ở trên shopee: Vào mục Quảng cáo → Tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm mình muốn bán → Có tiềm năng là từ khoá có lượt tìm kiếm khoảng >3000 lượt/tháng) ⇒ Nhu cầu hiện tại của sản phẩm.
- Doanh thu các sản phẩm tương tự trên shopee: Ước lượng lợi nhuận/tháng mình muốn → Tìm kiếm doanh số của tất cả những shop đang bán sản phẩm tương tự/shop top ngành → Lấy ước lượng mức doanh số mình có thể bán được → Lợi nhuận 8-10% trên tổng doanh số → Nếu lợi nhuận không như mong muốn có thể tìm kiếm thị trường khác phù hợp hơn ⇒ Doanh số hiện tại.
- Doanh số các sản phẩm trên Taobao/Tmall tương tự: Nếu bạn tìm kiếm thấy doanh số sản phẩm trên shopee nhỏ nhưng trên Taobao/Tmall lớn thì sản phẩm có tiềm năng phát triển vì Taobao/Tmall đi trước thị trường Việt Nam khoảng 2 năm ⇒ Xu hướng tương lai.
Lợi nhuận tối đa: Sản phẩm này có thể kiếm được bao nhiêu tiền?
- Xác định tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm (Margin) = (Giá bán – Giá nhập)/Giá bán
- Xác định giá nhập ở 1688, Alibaba
- Xác định giá bán trên Taobao, Tmall, Shopee
- Cần các định được Margin dự tính vì nó xác định sản phẩm có tiềm năng kéo lợi nhuận được hay không.
- Sau đó dùng Margin lợi nhuận gộp trừ cho các chi phí khác để đánh giá % lợi nhuận còn lại để xem xét sản phẩm có phù hợp không.
- Các phí bắt buộc trên sàn: 4% phí thanh toán, 3% phí cố định.
- Các phí tùy chọn: 7% freeship extra, 5% voucher extra, 5% quảng cáo, marketing package.
- Lương nhân sự, chi phí đóng gói, thuê kho bãi, chi phí tài chính, thuế, các chi phí khác
Lợi thế cạnh tranh: Mình có thể kiếm được bao nhiêu tiền nếu bán sản phẩm này? Có khó để đạt được mức kỳ vọng không?
- Xem xét mình có làm được hình ảnh tốt như đối thủ không?
- Có đội kho vận, nhân sự, vận hành giá rẻ hay không?
- Có làm được traffic tốt không?
- Nguồn vốn có sẵn hay đi vay?
Phân khúc giá phù hợp với sản phẩm đang nghiên cứu
Phần này sẽ phù hợp với những nhà bán hàng không có nhiều tiềm lực về tài chính, có nguồn vốn hạn chế, chăm chỉ.
Với thị trường, cần nhớ rằng đối với mỗi phân khúc giá sẽ có từng đối tượng khác nhau → mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau → cách bán hàng khác nhau dành riêng cho từng đối tượng ⇒ Tìm được phân khúc giá phù hợp nhất với bạn ⇒ Có được chiến lược hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường.
Xác định phân khúc giá là xác định:
- Chất lượng sản phẩm
- Quy tắc chăm sóc khách hàng
- Mức độ cạnh tranh
- Mức độ đầu tư
- Quy mô thị trường
2 câu hỏi đặt ra cho nhà bán hàng:
- Sản phẩm này tôi sẽ bán phân khúc giá nào? ⇒ Định vị sản phẩm ở mức cao/trung/thấp? Tệp khách hàng nào? Biên lợi nhuận bao nhiêu %? Doanh số 1 tháng bao nhiêu?
- Sản phẩm này tôi sẽ bán giá nào? ⇒ Dựa vào bạn làm tốt hơn đối thủ bao nhiêu để tăng lên mức % lợi nhuận một chút.
Lập bảng để so sánh các đối thủ: Tên sản phẩm – Loại sản phẩm – Brand – Shop – Link sản phẩm – Doanh số tháng – Tổng doanh số – Tổng review – Seeding/Đơn thật – Giá trung bình – Loại shop (Mall/thường)
Xây dựng báo cáo nghiên cứu thị trường cơ bản cho sản phẩm dự định bán
Hai phần trên mình đã tính tiềm năng sản phẩm, lợi nhuận gộp tới phần này mình sẽ đi sâu vào quy mô, đầu tư, độ cạnh tranh và đánh giá.
Với quy mô, hãy liệt kê từ khóa đã tìm kiếm với số lượt tìm kiếm → Tổng lượt tìm kiếm, số đơn hàng, doanh số → Xác định được khoảng 10% thị phần/tổng doanh số phù hợp với mong muốn thì tiếp tục.
Về đầu tư, xác định vốn ban đầu cần bỏ ra và ROI. Còn sức mạnh cạnh tranh trên tỷ lệ mall, tỷ lệ thương hiệu.
Các yếu tố tìm hiểu đối thủ đang bán sản phẩm mình đang nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra cho nhà bán hàng là nếu mình nghiên cứu đối thủ thì mình nghiên cứu cái gì của đối thủ? Với các đối thủ mình cần nghiên cứu trên shopee lẫn các shop trên Taobao, Tmall.
Tạo một bảng biểu để so sánh: Sản phẩm – Hình ảnh sản phẩm – Link sản phẩm – Kiểu dáng – Chức năng – Địa chỉ shop – Chi phí – Giá cả – Lý do mua hàng – Voucher shop – CSKH – Sau bán hàng – Vận chuyển – Đóng gói – Đặc trưng chính của khách hàng – Khách hàng nhìn trúng cái gì.
- Chức năng: Tìm hiểu cơ bản các chỉ số quan trọng của sản phẩm cần lưu ý.
- Lý do mua hàng: lượt mua lớn, giá quá rẻ, kiểu dáng thông dụng…
- CSKH: thử chat với shop xem cách trả lời và thời gian trả lời.
- Sau bán hàng: xem số lượt, sao đánh giá và phản hồi đánh giá.
Nhà bán hàng cần trả lời các câu hỏi:
- Có sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn khi so sánh với đối thủ không? Nếu có thì đó là điểm nào?
- Cụ thể giá trị mà sản phẩm của bạn khác biệt có thể đem lại cho khách hàng là gì?
- Những mặt nào của sản phẩm bạn cần tối ưu hơn nữa?
⇒ Sau khi liệt kê các thông tin của đối thủ thì mình lựa chọn và sao chép 80% của đối thủ và 20% làm tốt hơn đối thủ.
12 yếu tố gia tăng chuyển đổi đối với sản phẩm đang nghiên cứu
Phân tích tỷ lệ chuyển đổi qua các thông số sau:
- Ảnh chính: Nêu lên được Unique Selling Point, điểm nổi bật của sản phẩm
- Ảnh 3×4: bắt mắt, chuyên nghiệp
- Video đại diện: trực quan, chân thực
- Nơi gửi hàng
- Cài đặt SKU
- Cài đặt voucher
- Đánh giá: xem các đánh giá lên top, và 5 sao lẫn 1 sao.
- Ảnh feedback
- Mô tả sản phẩm
- Video/hình ảnh trang mô tả
- CSKH
- Doanh số
Khi những hạng mục trên bạn thấy đối thủ làm chưa tốt lắm thì đó chính là cơ hội của mình.
Các kênh traffic phù hợp với sản phẩm đang nghiên cứu
Đối với bất kỳ sản phẩm nào thì việc phân tích trafic là rất quan trọng, ghi chú kỹ càng và cùng góp phần giúp mình hiểu biết sâu về ngành. Các sản phẩm mình cần phân tích lưu lượng của sản phẩm trên các nền tảng như Tiktok, Facebook, Google, Taobao, Tmall,…
Tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng bằng từ khóa tên sản phẩm, từ khoá liên quan đến sản phẩm và phân tích đánh giá về booking, lượt tìm kiếm, lượt xem, lượt mua.
Bên cạnh ngoại sàn cũng cần kiểm tra traffic nội sàn qua shopee tìm kiếm tự nhiên, shopee quảng cáo, livestream.
Xây dựng chiến lược bán hàng
Việc quan trọng nhất của xây dựng chiến lược bán hàng là xây dựng kế hoạch để bán hàng tốt nhất dựa trên:
- Nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng: bùng nổ bằng tìm kiếm, doanh số, livestream, marketing, campaign, quảng cáo.
- Bùng nổ bằng tìm kiếm chỉ cần 20-30 lượt bán có thể đẩy chiến lược làm tag sản phẩm càng chính xác càng tốt.
- Bùng nổ bằng doanh số chiến lược là đẩy doanh số nhanh nhất có thể để vượt top sản phẩm đang bán chạy nhất.
- Bùng nổ bằng livestream hướng đến tập trung vào kịch bản, bối cảnh, chiến lược giá.
- Điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh của mình
- Nghiên cứu so sánh với đối thủ
- Học tập từ top seller trên Taobao, Tmall
Kế hoạch kinh doanh chính là kế hoạch traffic và cần trả lời các câu hỏi: Bán sàn nào trước (chọn nơi mình có lợi thế nhất)? Booking lúc nào? Livestream khi nào? Mở bán thế nào? Chạy Ads thời điểm nào? Bùng nổ thời điểm nào?
Ủng hộ dịch vụ đăng ký shopee mall . Để đội ngũ chuyên gia marketing Admatrix có thật nhiều động lực chia sẻ thật nhiều kiến thức hay và hữu ích đến các bạn.
Lưu ý trong giai đoạn đầu mở bán sản phẩm
Các khó khăn của rất nhiều shop bán trên sàn thương mại điện tử là sản phẩm chưa có lượt mua thì không biết làm gì giai đoạn đầu. Các bạn yên tâm rằng không bắt buộc phải buff đơn ảo mới thành công mà có nhiều cách để mình mở bán thành công.
Đầu tiên, để mở bán cần xác định mục tiêu của mình cần bao nhiêu đơn hàng (10-50-100-200-… lượt mua); bao nhiêu lượt đánh giá. Sau đó mình triển khai:
- Chính bạn livestream hoặc post facebook cá nhân. Lưu ý: khi mở bán nên bán rẻ hơn như giảm 20-25%. Có thể tạo thói quen cho khách hàng là chỉ mở bán 1 lần duy nhất với mức giảm giá cao nhất khi xem livestream trên facebook cá nhân của mình. Thêm vào đó khi livestream ngoại sàn tốt không chỉ giúp mình có những đơn hàng đầu tiên mà còn giúp làm tốt phần tag sản phẩm và các hiệu ứng tốt đều đều cho những đơn hàng về sau.
- Bạn bè, nhân viên: tạo chương trình khuyến mãi tốt nhất cho nhân viên hoặc tặng cho nhân viên. Nhân viên được sản phẩm tặng rồi thì có thể viết trải nghiệm và đăng lên facebook cá nhân có kèm thêm mã giảm giá thì lúc đó bạn bè của nhân viên sẽ biết đến để mua hàng.
- Khách hàng cũ: nguồn giúp mình có những đơn hàng đầu tiên, xem báo cáo xem khách hàng nào mua hàng trên shop 2-3 lần rồi khi có sản phẩm mới lấy số điện thoại gọi điện và nhắn mã giảm giá cho họ. Và như vậy mình tiếp cận được với khách hàng có nhu cầu thực tế mua để dùng.
- KOL/KOC thân thiết: những người mình đã làm việc rồi có tỷ lệ thành công cao, về được số.
Ghi chép, phân tích, điều chỉnh sau giai đoạn mở bán sản phẩm
Điều quan trọng của việc sau khi mở bán hàng tốt là duy trì số lượng đơn mỗi ngày đều, duy trì số lượng cho vào giỏ hàng mỗi ngày đều, duy trì số lượng truy cập mỗi ngày đều, đặc biệt những ngày sale tăng lên và càng tăng trưởng càng tốt. Sau khi mình mở bán thời điểm đầu rồi thì bắt đầu có số liệu, mình dùng số liệu đó để tối ưu lại:
- Chính sách giá nếu tỷ lệ chuyển đổi quá kém, khách hàng chê nhiều là giá đắt quá thì giảm giá hoặc nếu tỷ lệ chuyển đổi cao thì mình có thể tăng giá.
- Thay đổi tiêu đề sản phẩm phù hợp sau khi đẩy số: nhu cầu khách hàng đến với sản phẩm qua từ khoá A, B, C…; hành vi sản phẩm, CTR, insight khách hàng…
Cách lấy số liệu: Trang chủ → Phân tích bán hàng → Sản phẩm → Hiệu quả sản phẩm → Chọn theo tháng → Xem xu hướng → Tải file → Chuyển file về excel → Kiểm tra các mục:
- Lượt truy cập sản phẩm
- Tỷ lệ thoát trang sản phẩm: tỷ lệ này càng thấp càng tốt
- Thêm vào giỏ hàng: nếu lượt bán chưa nhiều mà lượt thêm vào giỏ hàng cao thì chứng tỏ khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm nhưng có thể giá/voucher chưa phù hợp nên tỷ lệ chuyển đổi từ giỏ hàng sang thanh toán chưa cao
- Tỷ lệ chuyển đổi (lượt thêm vào giỏ hàng): tỷ lệ càng tăng cao thì mình đang làm đúng, hiệu quả
- Tỷ lệ chuyển đổi (Đơn đã đặt)
- Sản phẩm (Đơn đã xác nhận): Target số lượng đơn 1 ngày (ví dụ 10 đơn/ngày) của mình có đạt không nếu chưa đạt cần tăng traffic lên, giảm giá, voucher…
Lưu ý: nên tải file báo cáo này 1 lần/tháng đều đặn và lưu về để theo dõi nhịp duy trì của shop vì 6 tháng shopee sẽ xóa 1 lần những thông tin này.
Cách tối ưu để sản phẩm được gắn nhãn chính xác nhất, Shopee nhận diện tốt nhất
Shopee hiện nay rất thông minh, nó biết được sản phẩm này phù hợp với khách hàng nào khi Shopee nhận diện được tag sản phẩm của sản phẩm cũng như của khách hàng thì nó sẽ giúp cho các traffic tích cực nhất cũng như giúp shop được tiếp cận khách hàng 1 cách rẻ nhất.
Tag là căn cứ để hệ thống thực hiện “hàng tìm người”, “người tìm hàng” một cách chính xác nhất. Tag có 3 loại: Tag sản phẩm, Tag người dùng, Tag hành vi liên quan.
Tối ưu tag sản phẩm chuẩn:
- Tiêu đề sản phẩm chuẩn: bộ từ khóa, ưu tiên từ trái sang phải.
- Thuộc tính sản phẩm: điền đầy đủ, chính xác tất cả các thuộc tính sản phẩm. Phần này điền hay không điền đều được nhưng shopee đề xuất điền thông tin càng cao thì gia tăng điểm thông tin thuộc tính và tăng mức hiển thị sản phẩm.
Tối ưu tag người dùng chuẩn:
- Tag động: là một số hành vi với sản phẩm trong một khoảng thời gian dài: xem sản phẩm, thêm giỏ hàng, thích sản phẩm, follow shop, thanh toán, đánh giá, mua lại, chia sẻ, sử dụng voucher, free ship, hoả tốc/nhanh, huỷ/hoàn.
- Tag tĩnh: là yếu tố cơ bản của người dùng: độ tuổi, giới tính, địa chỉ, chồng con.
→ Tag người dùng giúp shopee phán đoán hành vi tiêu dùng toàn diện, cập nhật liên tục dựa trên dữ liệu hàng ngày.
Tối ưu tag hành vi liên quan chuẩn:
- Đây là hành vi trực tiếp của người dùng với sản phẩm của mình: xem sản phẩm, thêm giỏ hàng, thích sản phẩm, follow shop, thanh toán, đánh giá, mua lại, chia sẻ, sử dụng voucher, free ship, hoả tốc/nhanh, huỷ/hoàn.
2 bước giúp gắn tag sản phẩm chuẩn:
- Nội sàn: cần chính xác tiêu đề, thuộc tính, danh mục, hình ảnh.
- Ngoại sàn: cần kéo traffic chính xác (đúng tệp khách hàng mục tiêu).
Đừng bỏ lỡ hoạt động tham mạng lưới nhà bán hàng shopee Enablers của Admatrix
Tất cả những thông tin trên đây là những kiến thức cốt lõi và thực chiến nhất mà đội ngũ xây dựng gian hàng Shopee Admatrix biên soạn để giúp tất cả nhà bán hàng trên shopee sẽ có những kiến thức nền chắc nhất để đạt được doanh số cao nhất. Thành công của bạn là thành công của chúng tôi.
Xem Thêm – Lộ trình 100 ngày trở thành nhà bán hàng Shopee.
Bài Trước: Khai thác nguồn traffics miễn phí sàn shopee thế nào?
Bài Kế Tiếp: Định giá bán sản phẩm trên sàn shopee thế nào?
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- 10 bí quyết để trở thành KOC/KOL nổi tiếng không phải ai cũng biết
- 7 BƯỚC TẠO NÊN MỘT VIDEO HẤP DẪN
- So sánh Adaptive và Responsive trong Thiết Kế Web Chọn Gì Cho Đúng
- SẢN PHẨM VẬT LÝ VÀ SẢN PHẨM SỐ – LỰA CHỌN NÀO HIỆU QUẢ HƠN?
- Thuật toán phân phối Facebook – Cập nhật 2024
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix