TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC TRONG MARKETING: TĂNG TỶ LỆ MUA HÀNG TRÊN WEB

TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC TRONG MARKETING: TĂNG TỶ LỆ MUA HÀNG TRÊN WEB
Tâm lý học màu sắc trong marketing là một chủ đề quan trọng mà các nhà tiếp thị cần phải hiểu rõ để áp dụng vào chiến lược quảng cáo của mình. Màu sắc không chỉ là một yếu tố thị giác mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người tiêu dùng. Việc sử dụng màu sắc đúng cách có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và giúp tăng cường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Trong bài viết này, Admatrix sẽ phân tích Tâm lý học màu sắc trong marketing và cách để tăng tỉ lệ mua hàng.

Tâm lý học màu sắc trong marketing là gì?

Tâm lý học màu sắc trong marketing là gì?
Tâm lý học màu sắc trong marketing là gì?
Tâm lý học màu sắc (color psychology) là các nghiên cứu về cách màu sắc ảnh hưởng đến quyết định và các hành vi mua sắm của khách hàng. Thực tế, tâm lý học màu sắc luôn thay đổi tùy thuộc vào sở thích và văn hóa mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng chính là công cụ marketing được đánh giá là vô cùng hiệu quả, có tác động lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Các yếu tố quyết định tới lựa chọn màu sắc thương hiệu

Đầu tiên, để lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu, các doanh nghiệp nên bắt đầu từ bước xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và phân tích đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng này. Và dưới đây là các đặc điểm bạn có thể tham khảo để chọn ra màu sắc phù hơp với thị hiếu khách hàng:

Giới tính

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với giới tính của tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng lựa chọn được hình ảnh phù hợp cho bộ nhận diện và website của doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, màu xanh dương được đa số các khách hàng giới tính nam yêu thích và chỉ có 1/4 nhóm khách hàng nữ ưa thích màu sắc này. Vì vậy, bạn nên khéo léo chọn các màu sắc tiềm năng với nhiều giới tính khác nhau, ví dụ như màu xanh dương, xanh lá cây hoặc đỏ nếu như sản phẩm và dịch vụ của bạn hướng đến tất cả nhóm giới tính.

Độ tuổi

Thực tế cho thấy rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa các độ tuổi khác nhau về các màu sắc yêu thích của họ. Các khách hnng trẻ tuổi thương dễ bị thu hút bởi các màu sắc có độ tương phản cao hoặc có tông màu sáng hoặc tối rõ rệt. Trong khi đó, với nhóm khách hàng có độ tuổi cao hơn thì lại ưa thích những gam màu nhẹ nhàng, sang trọng và ít có sự tương phản.

Văn hoá

Tại các quốc gia khác nhau sẽ có những màu sắc đặc trưng riêng và có mang những ý nghĩa riêng. Vì vậy, nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ bắt nguồn từ các nước khác hay thì nên lựa chọn những màu sắc phù hợp với đặc điểm văn hóa nước đó.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh những sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản thì bạn có thể sử dụng hai gam màu là trắng và đỏ dựa trên màu cờ của Nhật Bản để nhấn mạnh thêm nơi xuất xứ, tăng thêm độ uy tín cho thương hiệu.

Hành vi mua hàng

Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng màu sắc có ảnh hưởng đến hành mua hàng và tâm lý khách hàng. Ví dụ như những người có cá tính mạnh và có xu hướng mua hàng hấp tấp, không suy nghĩ thì hay bị thu hút bởi những màu đỏ, cam hay đen. Tuy nhiên, với những người có lối sống tiết kiệm thì dễ bị hấp dẫn bởi các màu xanh như xanh hải quân (navy blue) hay xanh mòng két (teal). Còn với những người mua hàng truyền thống thì những gam màu nhạt như hồng hoặc xanh da trời sẽ luôn lôi kéo được sự chú ý của họ.
Như vậy, với những thông tin trên, ta có thể thấy được màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng và cách màu sắc tác động đến tâm lý mua hàng của khách hàng.

Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong marketing để thiết kế website

Mỗi màu sắc sẽ có một ý nghĩa khác nhau và có những đặc điểm nổi bật riêng. Chính vì vậy, việc hiểu rõ tâm lý học màu sắc của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng, thiết kế website để đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Và dưới đây là ý nghĩa của một số loại màu sắc cơ bản mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn màu sắc cho thương hiệu của mình.

Xanh dương

Xanh dương là màu sắc phổ biến, thường được nhiều website sử dụng để thiết kế bởi nó mang nhiều lợi ích khác nhau. Các sắc thái của màu xanh dương thường đại diện cho sự thông thái, trách nhiệm, sự bảo vệ hay lòng trung thành. Vì vậy, nên đó có thể là những lý do màu xanh dương được nhiều thương hiệu lớn như Paypal, Visa chọn đưa vào bộ nhận diện thương hiệu, dùng để thiết kế website hay đưa vào các nút biểu tượng kêu gọi hành động (CTA) của họ.
Tuy đây là màu sắc phổ biến nhưng bạn cũng không nên sử dụng màu sắc này trong các ngành hàng ẩm thực vì màu xanh dương còn đại diện cho chất ức chế sự thèm ăn tự nhiên.

Vàng

Vì là gam màu nóng nên màu vàng thường được sử dụng trong các trường hợp có tính cảnh báo, một ví dụ điển hình là các biển báo giao thông. Bên cạnh đó, màu vàng cũng là màu sắc gắn liền với ánh sáng mặt trời nên sẽ tạo cảm giác vui tươi, lạc quan cho người xem. Vì vậy, bạn có thể thấy màu vàng thường được sử dụng cho các mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một nhược điểm nghiêm trọng của màu vàng là thường gây ảnh hưởng đến khả năng đọc. Khi đứng một mình, các background hay chữ có màu vàng thường rất khó hoặc không thể đọc được. Vì thế, để ứng dụng màu sắc này qua hoạt động thông báo hiệu quả nhất thì bạn nên kết hợp chúng với các yếu tố màu sắc khác để tạo độ tương phản. Ví dụ như có thể kết hợp với màu đỏ, đen hoặc xanh dương.

Đỏ

Có thể bạn chưa biết nhưng màu đỏ thường tác động trực tiếp đến cảm xúc người mua hàng. Trong các hoạt động marketing, màu đỏ luôn được ưu tiên sử dụng để khơi dậy nguồn đam mê, mang tính chất khẩn cấp hoặc tạo ra áp lực cao cho quyết định mua hàng. Không những thế, đây cũng là loại màu sắc đã được xác nhận là có hiệu quả trong việc kích thích việc thèm ăn. Chính vì vậy, bạn có thể thấy rất nhiều thương hiệu trong ngành F&B ưa chuộng màu đỏ như Coca cola, KFC.

Tím

Màu tím là màu sắc đại diện cho sự trung thành, hoàng gia và thể hiện sự cao cấp. Theo các truyền thuyết xưa, trang phục của các quan chức cấp cao luôn có màu tím và thậm chí nữ hoàng Elizabeth I còn từng cấm không ai được mặc đồ màu tím trừ người của hoàng gia. Chính vì truyền thuyết này mà màu tím thường được các thương hiệu sử dụng cho các dịch vụ, sản phẩm hoặc các trải nghiệm cao cấp, góp phần tạo ra ánh hào quang, tượng trưng cho sự giàu có và sành điệu.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn màu tím là màu sắc chủ đạo cho bộ nhận diện hay trên website thì bạn nên chú ý khéo léo kết hợp cùng với các màu sắc khác. Vì màu tím có thể tượng trưng cho sự ủ rũ, tiêu cực nên hãy lưu ý cân bằng màu sắc khi sử dụng màu sắc này nhé!

Cam

Vì là gam màu sắc tươi sáng nên màu cam truyền tải cho sự tự tin, sáng tạo và can đảm. Bên cạnh đó, màu cam cũng mang sắc thái ấm áp vì nó gắn liền với mặt trời. Do sở hữu tính chất này nên chúng ta có thể thấy rất nhiều thương hiệu hay tập đoàn lớn sử dụng màu sắc này như Shopee, Soundcloud, Amazon, Hermes,….
Tuy nhiên, lưu ý rằng màu cam có thể tạo ra cảm giác thất vọng, thiếu thốn và uể oải nên khi lựa chọn màu sắc này, bạn nên điều chỉnh sắc tố để tránh tạo ra những kết quả ngược nhé!

Xanh lá

Nhắc đến màu xanh lá cây là chắc hẳn chúng ta sẽ đều liên tưởng đến hình ảnh cây cối, thiên nhiên. Vì thế, màu xanh đem lại cảm giác tươi mát, xanh tươi, mát mẻ, thư thái và khỏe mạnh. Trên thực tế, bạn có thể bắt gặp nhiều thương hiệu về sức khỏe, thuốc hay các ngành hàng về lương thực, thực phẩm.
Một vài thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu xanh lá cây làm màu chủ đạo của họ có thể kể đến như: Starbucks, Spotify, Heineken, Sprite,…

Hồng

Đây chính là màu sắc phổ biến nhất đại diện cho sự nữ tính, dịu dàng và phù hợp cho bất kỳ thương hiệu nào đang tìm kiếm sự trẻ trung, hướng tới các đối tượng nữ.
Tuy nhiên, lưu ý rằng màu hồng cũng tạo ra cảm giác trẻ con hoặc nổi loạn. Trên thực tế, dựa trên một số thống kê thì khi người mua tiếp xúc với một màu sắc trong khoảng thời gian dài thì sẽ gây ra cảm giác chán nản và không muốn quay lại nữa. Ví dụ, nếu bạn đã từng đến các cửa hàng Victoria’s Secret – nơi mọi thứ đều được bao quanh bằng màu hồng thì có thể sẽ gây cho khách hàng cảm giác bị ngộp hoặc chóng mặt.

Đen

Thông thường, mọi người thường nghĩ màu đen đại diện cho sự u ám, những điều tiêu cực. Tuy nhiên, đây lại là tông màu yêu thích của các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Dior, Vans, Gucci,… vì nó đem lại cảm giác sang trọng, tinh tế và thanh lịch.
Trong tâm lý học, màu đen còn đại diện cho uy quyền, độ uy tín và sức mạnh. Tuy nhiên, các thương hiệu khi sử dụng gam màu này phải thật khéo léo, với mức độ vừa phải để tránh gây ra cảm giác nặng nề, tiêu cực.

Trắng

Màu trắng là một gam màu cũng vô cùng phổ biến và hầu như tất cả các website nào cũng đều nhường chỗ trống cho màu sắc này. Màu trắng tượng trưng cho sự tối giản, sang trọng mà cũng thể hiện được sự sạch sẽ. Màu trắng cũng là một gam màu dễ dàng kết hợp được với hầu hết các màu sắc khác. Một ví dụ điển hình là hai màu sắc tương phản trắng – đen luôn được nhiều thương hiệu áp dụng thiết kế.

Ứng dụng Tâm lý học màu sắc trong marketing

Việc áp dụng tâm lý học màu sắc trong marketing là một cách hiệu quả giúp thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn truyền tải được thông điệp hay gợi lên cảm xúc thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý phối hợp các màu sắc cho thật khéo léo, hài hòa, tránh đem lại cảm giác khó chịu cho người đọc. Tương tự như trên website, bạn cũng nên sử dụng những màu sắc nổi bật, riêng biệt ở các vị trí nhất định trên trang, đồng bộ màu sắc trên các kênh mạng xã hội,…
Ví dụ: nếu sử dụng các màu sắc sáng, đậm và nổi bật vào các nút kêu gọi hành động (CTA) sẽ giúp tăng khả năng thu hút khách hàng click vô tạo chuyển đổi. Hay là sử dụng nền trắng kết hợp với các tông màu tối như màu đen để tạo sự tương phản, thu hút sự chú ý vào những thứ nội dung nhất định, ví dụ như logo chẳng hạn.

Sử dụng màu sắc để tăng tỉ lệ chuyển đổi website

Sử dụng màu sắc để tăng tỉ lệ chuyển đổi website
Sử dụng màu sắc để tăng tỉ lệ chuyển đổi website
Vậy là bạn đã vừa biết được lý do tại sao màu sắc có ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng và cách phối màu thiết kế sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên, để làm rõ hơn, dưới đây là các bước mà bạn nên áp dựng để xây dựng website hiệu quả nhất dựa vào tâm lý học màu sắc.

Phân tích bảng màu tổng thể trên website thương hiệu

Trước khi tiến hành thiết kế, doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn nên phân tích, tìm hiểu rõ mục đích của thiết kế và lựa chọn cách phối màu mà thương hiệu đang sử dụng. Hãy xác định xem màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, có truyền tải được thông điệp hay không. Càng phân tích chi tiết thì sẽ càng có lợi trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng tốt.

Lựa chọn màu sắc tương phản

Các tông màu đậm và tương phản thường luôn được sử dụng trên các trang để tạo tỷ lệ chuyển đổi. Trước khi quyết định sử dụng màu sắc nào, hãy suy nghĩ, tạo bản nháp về cách thể hiện và kết hợp chúng trên website của bạn. Ngoài ra, với các biểu tượng CTA, bạn nên lựa chọn những gam màu riêng biệt và nổi bật để thu hút khách giả một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Kiểm tra phân tách (Split Test) và tiến hành các cải tiến

Đây chính là bước cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi website thương hiệu. Sau khi chạy thử nghiệm và thực hiện các thay đổi màu sắc trên website, các thương hiệu nên tiếp tục theo dõi, phân tích và kiểm tra để thay đổi và cập nhập kịp thời theo xu hướng. Chính vì vậy nên sẽ giúp thương hiệu dễ dàng kiểm soát được hiệu suất công việc của mình, từ đó giúp cải thiện doanh số bán hàng, số lượt người đăng ký và doanh thu đạt được.
Trên thực tế, theo một khảo sát đã cho thấy rằng nút CTA “Ấn vào đây để tải” khi được thể hiện bằng màu đỏ với kích thước nhỏ đã giúp một website cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%, vượt trội hơn hẳn do với những dòng chữ màu xanh có kích thước lớn. Vì vậy, qua các ví dụ trên, bạn có thể thấy tầm quan trọng của màu sắc trong việc tác động đến hành vi của khách hàng.
Trên đây là phân tích nhỏ về Tâm lý học màu sắc trong marketing và ứng dụng của nó. Hy vọng với những chia sẻ này của Admatrix, các bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc thiết kế website doanh nghiệp.
Xin cho mình đánh giá post

Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:

Theo Dõi Youtube Admatrix