Trải qua một thập kỷ, ngành công nghiệp Ecommerce (Ecom) và Make Money Online (MMO) tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Trong bài viết này, Admatrix muốn chia sẻ tới bạn đọc góc nhìn về sự phát triển của Ecom Việt Nam và MMO trong 10 năm qua. Hãy cùng nhau nhìn lại những điểm đáng chú ý về ngành công nghiệp này nhé .
Nhìn lại sự phát triển của Ecom Việt Nam và MMO trong 10 năm qua
Năm 2014 là thời điểm bùng nổ của các mô hình kiếm tiền online (MMO). Hãy cùng Admatrix nhìn lại các mô hình kinh doanh trong hơn 10 năm qua xem global e-commerce và MMO đã có những sự thay đổi như thế nào nhé.
2011-2013: Nền tảng Amazon Niche Site bùng nổ
Do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao. Amazon trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Đây là thời điểm bắt đầu của phong trào tiếp thị liên kết với Amazon. Các nhà tiếp thị liên kết thường tạo một hoặc nhiều website tập trung vào một dòng sản phẩm của Amazon, và gắn link affiliate dẫn đến trang sản phẩm của Amazon.
Chủ sở hữu website sẽ nhận được hoa hồng mỗi khi người truy cập click vào liên kết trên website và mua hàng từ Amazon.
Các trang web chuyên biệt (niche site) tập trung vào một lĩnh vực cụ thể được tạo ra để bán sản phẩm trên Amazon. Nền tảng này cung cấp cho người bán nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tóm lại, giai đoạn 2011-2013 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Amazon Niche Site. Nó được đánh giá là một mô hình kiếm tiền bền vững, tuy nhiên cũng bắt đầu thoái trào vào những năm 2015. Cho đến nay, ít người còn nhắc đến niche site.
Xem thêm: AFFILIATE MARKETING: TỪ A ĐẾN Z CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
2013-2015: SunFrog & Teespring thống trị
Nhu cầu về các sản phẩm theo yêu cầu và cá nhân hóa tăng cao. Các nền tảng POD như SunFrog và Teespring ra đời và nhanh chóng thu hút lượng lớn người dùng.
SunFrog
- Nổi tiếng với hệ thống cộng đồng mạnh mẽ, tập trung vào các thiết kế độc đáo và sáng tạo.
- Cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ cho người bán, bao gồm công cụ thiết kế, công cụ marketing và dịch vụ thanh toán.
Teespring
- Nổi tiếng với mô hình kinh doanh “chiến dịch” (campaign), cho phép người bán tạo ra các chiến dịch bán hàng giới hạn thời gian.
- Cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ in ấn chất lượng cao.
Đây là giai đoạn nhiều người bắt đầu kiếm tiền với Sunfrogshirts. Nền tảng này tập hợp những thiết kế áo thun, hoodies của nhiều artists khác nhau. Bạn có thể chạy quảng cáo với sản phẩm của các tác giả này và nhận về khoản hoa hồng lớn khi có người mua hàng.
Tương tự, Teespring cho phép bạn có thể bán áo thun mang thiết kế của mình hoặc bán áo thun mang thiết kế của người khác và nhận về hoa hồng.
Cả hai nền tảng đều đóng góp vào sự phát triển của POD:
- Giúp phổ biến mô hình kinh doanh POD đến với nhiều người hơn.
- Cung cấp cho người bán các công cụ và dịch vụ cần thiết để thành công.
Tóm lại, giai đoạn 2013-2015 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của POD. SunFrog và Teespring là hai nền tảng POD tiên phong và đóng góp quan trọng vào sự phổ biến của mô hình kinh doanh này.
2015-2017: Bùng nổ mô hình Dropshipping AliExpress với Shopify
Mô hình Dropshipping ngày càng phổ biến do tính tiện lợi và ít rủi ro. Dropshipping cho phép người bán bán sản phẩm mà không cần phải sở hữu hàng hóa. Trong giai đoạn này, dropshipping phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào sự kết hợp giữa Shopify và Oberlo. Trong đó:
- AliExpress, nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, cung cấp nguồn hàng đa dạng với giá thành rẻ.
- Shopify, nền tảng tạo cửa hàng trực tuyến, cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết để bán hàng online.
- Oberlo cho phép bạn lựa chọn các sản phẩm từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên nền tảng AliExpress và dễ dàng import vào cửa hàng Shopify chỉ trong vài phút. Oberlo còn cho phép bạn xử lý và đặt hàng từ nhà cung cấp khi có khách hàng mua hàng qua website.
Vào giai đoạn này, người người và nhà nhà chạy theo mô hình dropshipping này. Số lượng cửa hàng Shopify sử dụng mô hình Dropshipping AliExpress tăng trưởng nhanh chóng.
Giai đoạn 2015-2017 là thời kỳ bùng nổ của mô hình Dropshipping AliExpress với Shopify. Đương nhiên là có người thành công, nhưng số người thất bại cũng không hề ít. Cho đến hiện tại, mô hình dropshipping với Shopify vẫn tồn tại, nhưng không còn phổ biến như trước mà chuyển thành việc tìm nguồn hàng từ nhà máy và gia công theo yêu cầu số lượng lớn thay vì đặt hàng có sẵn.
2017-2019: Nền tảng POD bùng nổ và đa dạng hóa
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người bán và khách hàng, nhiều nền tảng POD mới ra đời, mỗi nền tảng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số ví dụ nổi bật:
- Redbubble: Nổi tiếng với cộng đồng nghệ sĩ lớn và đa dạng, tập trung vào các thiết kế độc đáo và sáng tạo.
- Society6: Cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm cao cấp và hướng đến thị trường cao cấp.
- Design By Humans: Nổi tiếng với các thiết kế theo xu hướng và văn hóa pop.
- Printify: Cung cấp dịch vụ in ấn theo yêu cầu và cho phép người bán tự tạo cửa hàng riêng.
Bên cạnh đó, có các platform POD (Print on Demand) đã ra đời từ trước đó khá lâu như Printful, CustomCat,… nhưng trong giai đoạn này là thời kỳ hưng thịnh của các POD platforms cũng như các sellers theo mô hình này.
Không chỉ giới hạn ở áo thun như trong giai đoạn 2013 – 2015, ở giai đoạn này các nền tảng POD cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng hơn, bao gồm áo khoác, phụ kiện, đồ gia dụng,… Bên cạnh đó, công nghệ in ấn ngày càng tiên tiến, giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Sự đa dạng trong các chủng loại sản phẩm, nhà cung cấp cũng như chi phí quảng cáo Facebook hợp lý là nền tảng cho sự tăng trưởng trong giai đoạn này.
Nhìn chung, giai đoạn 2017-2019 là thời kỳ bùng nổ và đa dạng hóa các nền tảng POD. Gần như không có Platform POD nào là không có đội ngũ Support tại Việt Nam. Sau giai đoạn này, POD trở nên khó khăn hơn và nhiều team tan rã do hoạt động ở hình thức nhỏ lẻ và tự phát.
2019-2022: Bứt phá cùng Amazon Global Selling
Với bối cảnh nhu cầu mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng cao. Amazon vẫn là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới với lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Tuy nhiên, 2019 đánh dấu sự đầu tư của Amazon Global Selling tại Việt Nam khi Amazon liên tục tổ chức các sự kiện lớn nhằm thu hút các nhà xuất khẩu từ Việt Nam bán hàng trên nền tảng này.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon đã cung cấp nhiều dịch vụ và công cụ hữu ích, như:
- Hỗ trợ đăng ký và tạo gian hàng.
- Dịch vụ dịch thuật và tối ưu hóa sản phẩm cho thị trường quốc tế.
- Hỗ trợ vận chuyển và thanh toán.
- Cung cấp dữ liệu và thông tin thị trường.
Nhờ đó mà số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia Amazon Global Selling tăng trưởng nhanh chóng. Doanh thu xuất khẩu qua Amazon tăng cao.
Giai đoạn 2019-2022 là thời kỳ bứt phá của Amazon Global Selling. Chương trình này đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công trên thị trường quốc tế khi có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 300 triệu khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nâng cao được thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế.
2022-2024: TikTok Shop bùng nổ và thay đổi cuộc chơi
TikTok phát triển mạnh mẽ thành nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất với lượng người dùng khổng lồ. Kéo theo nhu cầu mua sắm trực tuyến trên TikTok tăng cao.
Nền tảng thương mại điện tử này tích hợp trong ứng dụng TikTok. Cho phép người bán tạo cửa hàng, livestream bán hàng và tiếp cận khách hàng tiềm năng trực tiếp trên TikTok. Chính vì vậy, thời điểm này đã có nhiều người bắt đầu tìm hiểu và tham gia bán hàng trên Tiktokshop trong giai đoạn này.
Admatrix không chắc TikTok Shop US có duy trì được đà tăng trưởng cũng như trở thành mô hình bền vững không, hay là sẽ sớm thoái trào như một số mô hình ở trên. Nhưng có thể thấy, giai đoạn 2022-2024 là thời kỳ bùng nổ của TikTok Shop. Nền tảng này vẫn hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc chơi trong ngành thương mại điện tử và mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ cấp tài khoản TikTok Ads uy tín – chuyên nghiệp
2024: Xu hướng “LOCAL TO GLOBAL” – Chuyển mình từ “Nội địa” sang “Toàn cầu”
Tới thời điểm hiện tại, có thể thấy các nền tảng thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm bán hàng trực tuyến hơn và nhu cầu mua sắm trực tuyến quốc tế tăng rất cao.
Cộng đồng MMO Việt Nam rất chịu khó học hỏi và cập nhật các mô hình kinh doanh online, đặc biệt là global e-commerce. Nhưng hầu hết đều làm ở quy mô nhỏ lẻ, khó có thể scale mạnh ở thị trường global.
Năm 2024 sẽ là năm mà các thương hiệu nội địa Việt Nam sẽ mạnh dạn hơn trong việc tiến ra thị trường toàn cầu, sau khi đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm.
Một số cái tên mình có thể kể đến khi xây dựng thương hiệu thành công trên thị trường global như:
- Lovepop: D2C & Retail
- Yes4All: Amazon
- Macorner: Print on Demand
Thời điểm này, các doanh nghiệp tham gia xu hướng “Local to Global” rất mạnh. Xu hướng này mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức bắt buộc doanh nghiệp cần phải vượt qua. Vậy lợi ích ở đây là gì? Thách thức là gì? Chúng ta cần có giải pháp như nào?
Lợi ích
- Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nâng cao thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế.
- Diversify doanh thu, giảm thiểu rủi ro.
Thách thức
- Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
- Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Rào cản ngôn ngữ, văn hóa và pháp lý.
Giải pháp
- Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường quốc tế.
- Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu.
- Tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ cho thị trường quốc tế.
- Xây dựng thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường quốc tế.
- Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Giải pháp theo góc nhìn của Admatrix
- Xây dựng tầm nhìn dài hạn thay vì chạy theo trends
- Mọi thứ đều cần thời gian nên các bạn hãy bình tĩnh, làm tốt mọi chiến lược.
- Tập trung vào thứ mình làm tốt nhất.
- Xây dựng 01 thương hiệu bền vững thay vì làm nhiều thứ cùng lúc.
- Tìm hiểu kỹ về insights, văn hoá của thị trường mục tiêu
Gợi ý các hướng đi để các bạn có thể bắt kịp xu hướng “Local to Global”:
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất/gia công: tận dụng kinh nghiệm sản xuất để build brand của riêng mình
- Đối với nhà phân phối: xuất khẩu/phân phối kênh online kết hợp warehouse thay vì kênh GT/MT như truyền thống
- Đối với các Local brands: nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị trường mục tiêu, xuất khẩu qua kênh e-commerce online kết hợp warehouse
- Đối với Trader: mua đi bán lại, đặt hàng nhà máy sản xuất theo yêu cầu
Giai đoạn 2024 hứa hẹn sẽ là giai đoạn bùng nổ của xu hướng “Local to Global”. Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để phát triển và nâng tầm thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Lời kết
- Tổng hợp các loại hình quảng cáo Shopee phổ biến hiện nay
- Affiliate Marketing là gì? Kiến thức làm tiếp thị liên kết cần biết.
- HƯỚNG DẪN TỐI ƯU LANDING PAGE HIỆU QUẢ
- Triển khai bán hàng trên sàn thương mại điện tử sao cho thành công?
- Thuật toán phân phối Facebook – Cập nhật 2024
- Hướng dẫn cách thiết lập chuyển đổi ngoại tuyến ads tiktok
- Mã độc website là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix