Một website có thể hiển thị và hoạt động khác nhau trên các loại thiết bị điện tử khác nhau. Đó là lý do vì sao các nhà phát triển phải chú ý đến mọi chi tiết, từ thiết kế đến chức năng điều hướng trên mọi kích thước màn hình và trình duyệt.
Làm sao để tạo ra một trang web vừa tương thích với mọi thiết bị, vừa đem lại trải nghiệm người dùng nhất quán trên mọi phiên bản? Đây là một thách thức lớn đối với các nhà thiết kế và phát triển web. Hãy cùng chúng tôi khám phá hai phương pháp thiết kế web phổ biến là Responsive và Adaptive, để bạn có thể lựa chọn phương pháp tốt nhất cho người dùng và trang web của bạn.
Responsive Web Design (Thiết Kế Web Đáp Ứng) Là Gì?
Một website với thiết kế đáp ứng nghĩa là website đó có một bản thiết kế bố cục web duy nhất cho cả máy tính và điện thoại và các yếu tố trên trang sẽ tự điều chỉnh để đáp ứng phù hợp với màn hình của người xem.
Một thủ thuật để xây dựng Web Responsive (thường được tạo bằng HTML và CSS hoặc HTML5 và CSS3) là là sử dụng các truy vấn (queries) để nhắm mục tiêu các điểm ngắt (breakpoint) — những điểm, vị trí mà ở đó sẽ tạo nên những thay đổi về giao diện hay bố cục website. Những điểm ngắt này này chia tỷ lệ hình ảnh, ngắt dòng văn bản và điều chỉnh bố cục để phù hợp với bất kỳ chiều rộng của các màn hình thiết bị điện tử.
Thiết kế web này xem mọi giao diện người dùng (UI) như một. Thiết kế UI và nội dung văn bản thích ứng liền mạch và bạn chỉ phải xây dựng một thiết kế bố cục duy nhất.
Adaptive Web Design (Thiết Kế Web Thích Ứng) Là Gì?
Với loại website này, các nhà thiết kế web tạo nhiều bố cục cố định cho nhiều thiết bị điện tử sẽ được sử dụng để truy cập website.
Web Adaptive dùng các bố cục web khác nhau cho các kích thước màn hình khác nhau, thông thường có sử dụng bản mẫu cho độ phân giải của từng loại thiết bị. 6 bố cục thông dụng nhất được các nhà thiết kế web sử dụng là: 320, 480, 760, 960, 1200, và 1600 pixels. Máy tính bảng, điện thoại, đồng hồ thông minh và máy tính để bàn thường có phạm vi độ phân giải riêng biệt, vì vậy nội dung web phải thích ứng với những phạm vi này để có thể hiển thị chính xác với người dùng.
Các trang web Adaptive dùng các truy vấn CSS của thiết kế Web Responsive nhưng có cải tiến dựa trên JavaScript để thay đổi markup HTML của trang web dựa trên khả năng xử lý của thiết bị.
5 Điểm Khác Nhau Giữa Responsive và Adaptive
Tuy cả hai loại web đều đáp ứng được nhu cầu của người dùng, Web Responsive và Web Adaptive khác nhau tại 5 yếu tố sau:
Bố Cục
Responsive: Thiết bị hay trình duyệt là yếu tố quy định cách bố cục web sẽ hiển thị. Web sẽ tự điều chỉnh nội dung và chiều rộng của bố cục phù hợp theo thiết bị. Thiết kế responsive hiển thị rất mượt mà vì bố cục của nó tự điều chỉnh theo luồng bất kể thiết bị đang được xem.
Adaptive: Tùy theo từng loại thiết bị, web sẽ tải bố cục và nội dung đã được thiết kế sẵn. Bố cục thiết kế Adaptive vào vị trí hiển thị rất nhanh do máy chủ sẽ phát hiện các yếu tố như loại thiết bị và hệ điều hành rồi gửi cấu hình chính xác, không cần phải tự điều chỉnh bố cục như web responsive.
Thời Lượng Tải Page
Responsive: Dù thời lượng tải chậm hơn, hầu hết các trang Web Responsive được cung cấp các tính năng giúp tăng tốc tải bố cục web từ các phần mềm tạo web, cho phép hình ảnh tự động chia tỷ lệ để phù hợp với mọi thiết bị và độ phân giải.
Adaptive: Web Adaptive thường được xem là có tốc độ tải nhanh hơn vì chỉ những yếu tố cần thiết chuyển đến thiết bị phù hợp. Và nó thậm chí còn tải nhanh hơn khi được xem trên màn hình chất lượng cao.
Độ Khó
Responsive: Các nhà thiết kế phải làm việc ít hơn vì họ chỉ cần tạo bố cục duy nhất của các nhà thiết kế trang. Tuy nhiên, với chỉ một bố cục web sử dụng cho mọi thiết bị, thiết kế web responsive yêu cầu nhiều hơn ở khâu chuẩn bị, bao gồm việc lưu ý đến CSS để đảm bảo chức năng trên các màn hình hoạt động trôi chảy.
Adaptive: Mỗi loại thiết bị sẽ cần bố cục riêng, nên khối lượng công việc sẽ nhiều hơn. Các nhà thiết kế phải làm việc nhiều hơn vì họ phải tạo sáu phiên bản khác nhau của trang web để xử lý các kích thước màn hình khác nhau. Họ có thể sử dụng chung các thành phần (element) trong bố cục, nhưng vẫn cần tạo từng thiết kế riêng từng thành phần.
Sự Linh Hoạt
Responsive: Như mọi trang web khác, web Responsive cũng cần bảo trì và cập nhật. Nhưng thiết kế của web Responsive không cần phải liên tục cập nhật mỗi khi thị trường cung cấp thiết bị điện tử mới với cấu hình màn hình mới. Nếu có bất kỳ bố cục màn hình mới nào được tung ra thị trường, nội dung sẽ được điều chỉnh theo chúng.
Adaptive: Kích thước và độ phân giải màn hình thay đổi liên tục, Web Adaptive có thể “hỏng” khi không được tối ưu hóa cho độ phân giải của màn hình. Các nhà thiết kế web phải thường xuyên tạo bố cục mới để thích ứng cho việc thay đổi công nghệ và có thể phải phát triển một trang hoàn toàn mới nếu bố cục mới của màn hình đã xuất hiện trên thị trường.
SEO
Responsive: Thiết kế web này hoạt động tốt cho các trang web lớn hơn đang được xây dựng từ đầu. Hơn nữa, Google đề xuất và thưởng cho các trang web sử dụng thiết kế responsive. Các trang web tương thích với thiết bị di động có xu hướng xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) do một nửa lưu lượng truy cập của người dùng đến từ điện thoại di động.
Adaptive: Thiết kế này hoạt động tốt cho các trang web nhỏ hơn đang được làm mới. Ngoài ra, thiết kế web adaptive rất phức tạp đối với SEO vì bạn phải cập nhật và tối ưu hóa cho mọi bố cục.
Ưu và Nhược Của Responsive Web
Thiết kế Web Responsive đáp ứng được nhu cầu cho các các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB) và các doanh nghiệp mới thành lập, do nó tối ưu được ngân sách và yêu cầu ít tài nguyên hơn. Đây cũng là lựa chọn số một cho web thương mại điện tử, mang lại trải nghiệm mua sắm mượt mà cho khách hàng.
Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những ưu và nhược điểm cụ thể của các trang web responsive!
Ưu Điểm
Bất kể loại thiết bị nào — máy tính để bàn, thiết bị di động,… — khách truy cập đều có trải nghiệm chung một giao diện web UX. Việc này giúp mang lại cảm giác quen thuộc và sự tin tưởng khi người dùng chuyển đổi giữa các thiết bị và ngay lập tức nhận ra trang web.
Web responsive giúp giảm thời gian và công sức cần thiết để bảo trì vì nó sử dụng cùng một thiết kế trên mọi loại thiết bị. Vì thế, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ thiết yếu như thử nghiệm A/B, dịch vụ khách hàng, phát triển nội dung, v.v.
Google sử dụng crawler (còn gọi là các bot cào dữ liệu) để tải và lập chỉ mục (index) nội dung trang web. Ví dụ: nếu crawler thành công lưu ý từ khóa nào đó có liên quan đến nội dung của bạn, thì Google có thể xác định vị trí đặt nội dung của bạn trong SERPs gắn với các cụm từ có liên quan này. Xếp hạng cao hơn đồng nghĩa với việc tăng khả năng hiển thị vì hầu hết người dùng chỉ nhấp vào một vài kết quả đầu tiên.
Với chỉ một phiên bản thiết kế web, crawler chỉ phải quét trang của bạn một lần. Điều này cải thiện hiệu quả việc thu thập dữ liệu và tăng cơ hội web được lập chỉ mục và đặt vị trí ở thích hợp cho các từ khóa bạn muốn.
Nhược Điểm
Các trang web responsive trước tiên phải xác định chính xác thiết bị hoặc trình duyệt, sau đó tải các phần tử một cách thích hợp, dẫn đến thời gian tải chậm hơn.
Quảng cáo phải phù hợp với tất cả các độ phân giải, do đó, trong khi trang web của bạn chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác, quảng cáo có thể sẽ không được định cấu hình chính xác.
Ưu và Nhược Của Adaptive Web
Thiết kế adaptive phù hợp nhất với các trang web phức tạp đã tồn tại và đang có nhu cầu tạo phiên bản trang web dành cho thiết bị di động. Thiết kế này cũng phù hợp với các trang web đề cao vào tốc độ tải trang hoặc các web muốn tạo trải nghiệm được cá nhân hóa cao, như khả năng thích ứng với vị trí thiết bị của người dùng, tốc độ kết nối, v.v.
Nói chung, thiết kế adaptive là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn kiểm soát hơn cách trang web hiển thị với người dùng. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm bạn có thể xem xét thêm:
Ưu Điểm
Việc tối ưu hóa các thiết bị riêng lẻ sẽ giúp khách truy cập sẽ có một trải nghiệm cá nhân hóa. Giao diện web có thể được thay đổi phù hợp với vị trí và tốc độ kết nối của người dùng để cung cấp nội dung chuyên biệt. Chẳng hạn như hiện kết quả tìm kiếm phù hợp với khu vực sống của khách truy cập, hay sử dụng hình ảnh có độ phân giải thấp hơn với thiết bị có kết nối mạng chậm hơn.
Chỉ tải phiên bản mà khách truy cập trang web thực sự cần, đồng nghĩa việc tải web nhanh hơn. Ngoài ra, web cũng có thể dùng các hình ảnh và video có độ phân giải thấp cho các thiết bị có khả năng tải thấp hơn.
Với các trang web adaptive, các dữ liệu thiết bị di động có thể được thu thập trên các bố cục tùy chỉnh của web, để tối ưu hóa quảng cáo dựa trên dữ liệu người dùng từ các thiết bị có màn hình nhỏ hơn.
Thiết kế adaptive giữ nguyên mã di sản (Legacy Code), điều này đặc biệt hữu ích cho các thiết kế trang web phức tạp vì không phải viết lại tất cả mọi thứ mỗi lần cập nhật.
Nhược Điểm
Thiết kế web adaptive đòi hỏi khối lượng việc nhiều hơn vì các khía cạnh kỹ thuật, chẳng hạn như vị trí đặt các nút CTA hoặc cách tổ chức các thanh điều hướng, phải được xem xét cho từng bố cục riêng lẻ của từng loại thiết bị.
Phải cập nhật từng phiên bản bố cục riêng lẻ và theo kịp với việc thay đổi độ phân giải màn hình.
Thiết kế web adaptive yêu cầu nhiều tài nguyên và ngân phí để phát triển, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật hơn.
Khi công nghệ tiếp liên tục phát triển và ngày càng nhiều độ phân giải màn hình tham gia vào thị trường, việc lựa chọn giữa bố cục responsive và adaptive tùy thuộc vào nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp bạn. Vì vậy, cho dù bạn đã chọn sử dụng thiết kế web Responsive hay Adaptive, đừng chỉ tập trung vào cách đặt lại vị trí, thay đổi kích thước hoặc thể hiện nội dung của bạn trên các nền tảng khác nhau mà còn nghĩ về cách ngữ cảnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách nội dung sẽ được tương tác.
Xem Thêm Video Kiến Thức Hay:
Theo Dõi Youtube Admatrix